Cận cảnh chị em “ẵm” heo ở chợ Bà Rén

HÀ KIỀU |

Nghề này đã tồn tại tại chợ heo Bà Rén (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) gần nửa thế kỷ qua và trở thành bát cơm sinh nhai của hàng chục, thậm chí hàng trăm chị em phụ nữ nghèo.

Nghề độc đáo: “Ẵm” heo lấy… “lộc”

Ngôi chợ nằm án ngữ ngay trên tuyến Quốc lộ 1A tấp nập xe cộ qua lại bên tản ngạn dòng sông Thu Bồn hiền hòa. Từ xưa đến nay, chợ đã nổi tiếng gần xa về cung cấp heo giống.

Khi không gian im ắng vẫn còn “ngập” trong màn sương đêm mờ ảo, mọi người vẫn đang chìm say trong giấc ngủ, chỉ thi thoảng lại rộn lên vài tiếng còi và ánh đèn sáng “bưng” của những chuyến xe khách Bắc - Nam xuôi ngược chạy vụt qua; là thời điểm những người phụ nữ mưu sinh bằng nghề cửu vạn nơi chợ heo đã thức dậy từ rất sớm với những ánh đèn le lói.

Với mỗi con heo phải bồng đi xa vài trăm mét sẽ được trả công từ 1000 đồng/ con trở lên.
Với mỗi con heo phải bồng đi xa vài trăm mét sẽ được trả công từ 1000 đồng/ con trở lên.

Hôm nào cũng vậy, cứ tầm 4 giờ sáng họ lại lục đục thức dậy để lót dạ trước khi bắt đầu cuộc hành trình mưu sinh cho một ngày mới. Hành trang họ “đèo bồng” mang theo là một chiếc nón cời, một bộ đồ đã sờn đôi vai và một đôi dép nhựa cùng một ca nước chè xanh.

Khi kim đồng hồ điểm 5 giờ, chợ Bà Rén bắt đầu nhộn nhịp với “vòng quay” cuộc sống mưu sinh “kiếm cơm” qua ngày để nuôi cả nhà.

Bà Nguyễn Thị Lang (45 tuổi, một người trong nghề) hồ hởi tâm sự: “Làm cái nghề ni (nghề này) phải dậy từ 4h sáng. Sau khi lo quán xuyến việc nhà và cơm nước xong là xuất phát ngay để có mặt tại đây lúc 5 giờ mới kịp phiên chợ. Cái vất vả của nghề này là phải đi sớm về muộn, nhưng bù lại có những niềm vui, sự thú vị riêng.”

Mặt trời vừa lói “dạ” hửng sáng, trên khắp các nẻo đường, cảnh từng dòng người, xe cộ đổ về khu chợ này mỗi lúc một đông. Không khí kẻ bán, người mua và cả những phận đàn bà mưu sinh bằng nghề bồng heo, khuân vác thuê,… nhộn nhịp, tấp nập hẳn lên.

Nghề bồng heo chỉ dành cho những người không ngại bẩn thỉu, nắng mưa và nặng nhọc.
Nghề bồng heo chỉ dành cho những người không ngại bẩn thỉu, nắng mưa và nặng nhọc.

Mặt trời càng lên cao, khung cảnh chợ lại càng đông vui. Rồi lời ra tiếng vào, thuận mua vừa bán, không cãi cọ, xô xát, mà nói chuyện rất đỗi thân thương.

Chợ họp định kỳ ngày qua ngày, bất kể nắng mưa. Chợ bắt từ 5 giờ sáng và “đóng cửa” tầm 11 giờ trưa. Từ trước 5 giờ, những chị em làm nghề lao công, tạp vụ khiêng rọ heo, bàn ghế, cơm nước, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị cho ngày mưu sinh mới trên “bến” heo.

Chợ đông vui và sầm uất nhất từ tầm 6 - 10 giờ sáng. Vào thời điểm đó, những chuyến xe chở những rọ heo tập kết về để chuẩn bị làm “thủ tục xuất cảnh” lên xe tải ra Bắc vào Nam.

Cụ Lê Thị Liên (73 tuổi), người có hơn nửa đời bám trụ với ngôi chợ heo chia sẻ: “Tui không nhớ rõ chính xác là ngôi chợ xây năm mô chỉ biết là có trước ngày đất nước thống nhất chừng chục năm. Ngày ấy, ngôi chợ không được như ri mô mà chỉ là một bãi đất trống nằm ở trung tâm, giáp gianh sông Thu Bồn, đường lộ 1A.

Hầu hết những người phụ nữ làm nghề bồng heo đều bị đau đại tràng do ngày nào cũng phải bồng vài chục lượt heo nặng hàng chục ký trước bụng, đại tràng luôn bị ép và co thắt.
Hầu hết những người phụ nữ làm nghề bồng heo đều bị đau đại tràng do ngày nào cũng phải bồng vài chục lượt heo nặng hàng chục ký trước bụng, đại tràng luôn bị ép và co thắt.

Những người lập ra chợ là những phận nữ “chân yếu lá mềm”. Cũng ngày ấy, chợ heo không hoạt động thường nhật ngày qua ngày như bữa ni mà họp luân phiên. Rồi dần đà, do nhu cầu, chợ bắc đầu họp định kỳ ngày ngày… Giờ nghĩ lại ngôi chợ cũng đã có gần ngót 50 năm và già đã gắn trọn đời mình với ngôi chợ này.”

HÀ KIỀU
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.