Bí ẩn chưa được biết tới về cái chết và phần mộ của Hoàng Hoa Thám

Nguyễn Huệ |

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã qua hơn một thế kỷ, người anh hùng Yên Thế đã hy sinh một cách oanh liệt. Thế nhưng phần mộ của người anh hùng này thực sự ở đâu? Liệu có phải đã bị thực dân Pháp phanh thây như các tài liệu để lại từng ghi chép? Đó là những dấu hỏi lớn chưa có lời giải đáp thỏa đáng gần một thế kỷ nay về những bí mật xung quanh cái chết và phần mộ của người anh hùng này.
Bí ẩn về cái chết của thủ lĩnh được mệnh danh “hùm Thiêng Yên Thế”

Trong gần 80 năm thực dân Pháp đô hộ, ở Việt Nam đã diễn ra hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt chống giặc ngoại xâm, khởi nghĩa Yên Thế là một trong số đó. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài tới gần 30 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình và quả cảm của lãnh tụ Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) - vị tướng quân, linh hồn của cuộc khởi nghĩa. Nhưng cuối cùng, cuộc khởi nghĩa đã đi vào thoái trào và người anh hùng bị giặc Pháp giết hại. Liệu cụ có thực sự bị bắt và phanh thây hay không?

Hoàng Hoa Thám (1858-1913) quê gốc ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi lại lên Yên Thế (Bắc Giang). Trong tác phẩm “Chân tướng quân”, nhà chí sĩ Phan Bội Châu - trên cơ sở những tìm hiểu thực tế gặp gỡ của mình với cụ Hoàng Hoa Thám - đã viết về thời thơ ấu của cụ như sau: “Hồi còn nhỏ, tính nết hết sức đặc biệt, người khỏe mạnh béo tốt, sức mạnh như hổ, khi chơi đùa đánh nhau với trẻ chăn trâu thì có thể đánh nổi vài chục đứa… Nhưng Ngài lại rất ôn hòa, được anh em yêu mến, ai cần gì cũng giúp đỡ”.

Các truyền thuyết và ghi chép còn lưu truyền lại rằng, cả cha mẹ đẻ lẫn cha nuôi của Hoàng Hoa Thám mặc dù nghèo khổ nhưng đều là những người trọng nghĩa khí và rất nồng nàn tinh thần yêu nước. Bởi vậy, không có gì lạ khi mới 15 - 16 tuổi, Hoàng Hoa Thám đã “vứt bỏ roi trâu, cởi áo tơi” làm người lính chân đất gia nhập phong trào chống Pháp (ghi chép của chí sĩ Phan Bội Châu về Hoàng Hoa Thám).

Theo như ghi chép của Phan Bội Châu, vị anh hùng nông dân Yên Thế đã rất nhanh chóng chứng minh được những tài năng hơn người và sự dũng cảm của mình: “Khi gặp địch thì xông lên trước tiên, chém được nhiều địch; chưa đầy nửa năm tham gia nghĩa quân đã được thăng lên chức Đầu mục, một năm sau được thăng lên chức Bang tá (những cấp bậc và chức danh trong hàng ngũ nghĩa quân khởi nghĩa chống pháp - PV); có thể tự chỉ huy một cánh quân, gặp giặc giao chiến một mình, có thể đảm đương một mặt phòng ngự…

Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp kéo dài nhất

Sau khi tham gia những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ nhưng đều bị thất bại, Hoàng Hoa Thám đã gia nhập nghĩa quân của Hoàng Đình Kinh. Cùng với Bá Phức, Thống Luận, dưới quyền chỉ huy của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh), ông lấy tên là Đề Dương sau được Cai Kinh đổi tên thành Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám). Sau khi Cai Kinh chết, Đề Thám tách ra hoạt động riêng và trở thành thủ lĩnh của phong trào nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược.

Năm 1890, nghĩa quân Đề Thám xây dựng một hệ thống công sự vững chắc ở thung lũng Hố Chuối. Tại căn cứ này, tháng 12.1890, Đề Thám cùng với trên dưới 100 nghĩa quân đã đánh bại ba cuộc tấn công của địch, đông tới hàng ngàn người, có đại bác yểm trợ và do những sĩ quan cao cấp chỉ huy.

Trong trận đánh ở Đồng Hom vào tháng 3.1892, Đề Thám diệt mấy chục tên địch. Tiếp đến, nhiều trận đánh khác đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Thất bại trong âm mưu tiêu diệt nhanh nghĩa quân, giặc Pháp đã phải 2 lần giảng hòa với Đề Thám. Lần thứ nhất là năm 1894, kẻ địch buộc phải để ông làm chủ 4 tổng: Hữu Thượng, Nhã Nam, Mục Sơn và Yên Lễ, tức là gần hết vùng Thượng Yên Thế. Lần thứ hai vào năm 1897, Pháp phải công nhận ông được phép khẩn hoang ở Phồn Xương, được giữ 25 tay súng bảo vệ đất đai của mình.

Đồn điền Phồn Xương thực chất là căn cứ chống Pháp. Hoàng Hoa Thám vừa tiếp tục ngấm ngầm huấn luyện quân ngũ, vừa cày cấy khai phá đất đai để tích trữ lương thực. Phồn Xương cũng là nơi thu hút sĩ phu, thủ lĩnh các phong trào yêu nước. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đến với Hoàng Hoa Thám để bàn bạc việc phối hợp tác chiến, viện trợ lẫn nhau giữa các phong trào. Hoàng Hoa Thám đã giúp đỡ Duy Tân hội xây dựng đồn điền “Tú Nghệ” (do Phạm Văn Ngôn và Hoàng Xuân Hành phụ trách) để luyện tập quân sự. Hoàng Hoa Thám cũng mở rộng hoạt động về tận Hà Nội, liên hệ với đảng Nghĩa Hưng tiến hành vụ đầu độc lính Pháp ngày 27.6.1908…

 

Chân dung danh nhân Hoàng Hoa Thám.
Chân dung danh nhân Hoàng Hoa Thám.

Cái chết đầy bí ẩn của vị lãnh tụ

Trong gần 12 năm tạm hòa hoãn, thực dân Pháp tìm mọi cách để hạ uy tín của lãnh tụ Hoàng Hoa Thám, thủ tiêu ông, nhưng ông luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu mỗi khi thực dân Pháp bội ước phản công. Từ tháng 1.1909, thực dân Pháp tấn công trở lại, Hoàng Hoa Thám đã kịp thời đối phó. Ông huy động những tay súng còn lại cùng với những tướng lính tâm phúc như Cả Dinh, Cả Huỳnh, Ba Biều… tiếp tục cuộc chiến đấu ngày một ác liệt quanh các vùng Phúc Yên, Thái Nguyên, Tam Đảo, Yên Thế…

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế dưới sự chỉ huy của Đề Thám đã vươn lên thành một lực lượng kháng chiến uy lực, gây ra những tổn thất nặng nề cho thực dân Pháp và tay sai. Yên Thế trở thành một cái gai khó nhổ của Pháp. Để dập tắt cuộc khởi nghĩa đầu tháng 11.1909, thực dân Pháp dồn lực lượng về Yên Thế, bao vây Đề Thám. Trong lần tấn công quyết liệt của địch lần này, bà Ba Cẩn (vợ ba Đề Thám) bị bắt, nhiều nghĩa quân khác lần lượt hy sinh. Nghĩa quân Yên Thế dần dần tan rã. Đề Thám chỉ còn lại một mình với hai người nghĩa quân sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế. Ngày 10.2.1913, ông bị bọn tay sai của Pháp sát hại.

Theo một số nguồn tư liệu, vào đầu năm 1913, khi Hoàng Hoa Thám di chuyển tới vùng Hồ Lẩy trong khu rừng Tổ Cú, kẻ thù đã sắp đặt cho ba tên tay sai trá hình đến tiếp cận, rồi bất ngờ hạ sát ông cùng hai chiến binh thân tín nhất vào sáng mồng 5 Tết năm Quý Sửu, tức ngày 10.2.1913. Sau đó, chúng cắt thủ cấp của ông mang ra bêu tại chợ Nhã Nam để thị uy dân chúng, rồi cho đốt đầu Đề Thám thành tro và đổ cả xuống ao mất dấu tích.

Theo nhiều tài liệu lịch sử, địa điểm Hố Lẩy chính là nơi Đề Thám bị sát hại. Cuốn “Khởi nghĩa Yên Thế” của hai tác giả Khổng Đức Thiêm và Nguyễn Xuân Cần do Sở VH-TT tỉnh Bắc Giang - Hội KHLS Việt Nam xuất bản năm 1997 đã ghi rõ, Đề Thám bị giặc giết tại Hố Lẩy (Tân Hiệp, Yên Thế, Bắc Giang) vào sáng mùng 5 Tết (10.2.1913). Giặc đã chặt đầu cụ cùng hai người thủ hạ nộp cho Đồn trưởng chợ Gồ và sau đó mang ra Nhã Nam. Tại đây, trước cổng lớn của đồn binh, ba cái đầu đã được bêu ở đó nhiều ngày. Được một thời gian, giặc Pháp mang đầu cụ xuống Cao Thượng thiêu xác và đầu, rồi đổ tro xuống trước ao thành Phủ Mọc.

Trong cuốn “Tìm hiểu Hoàng Hoa Thám” do Sở VH-TT Hà Bắc xuất bản năm 1984, căn cứ trên tài liệu của Bút-sê (Đại lý Pháp tại Nhã Nam Yên Thế), nhà nghiên cứu Tôn Quang Phiệt đã nêu việc cụ Đề Thám cùng hai thuộc hạ bị những kẻ tay chân của thực dân Pháp sát hại rồi vùi xác xuống Hố Lẩy, mang thủ cấp về Nhã Nam lĩnh thưởng. Thế nhưng, có nhiều truyền thuyết cho rằng cụ Hoàng Hoa Thám chưa chết, mà cái chết của cụ chỉ là giả tạo để trốn tránh thực dân Pháp. Cho tới nay, vẫn chưa có kết luận thống nhất nào về những ngày cuối cùng của “hùm thiêng Yên Thế” vì tồn tại nhiều giả thuyết khác nhau về cái chết của người anh hùng này.

Tuy nhiên, nhiều người không tin rằng “hùm thiêng Yên Thế” lại dễ dàng để cho kẻ thù hạ sát như thế và họ cũng không tin rằng, thủ cấp được bêu ra ở chợ Nhã Nam năm đó thực sự là thủ cấp Hoàng Hoa Thám. Theo Lý Đào - một cận vệ cũ của Đề Thám, một người từng nhiều lần cắt tóc cho ông, trên đầu “hùm thiêng Yên Thế” vốn có một đường gồ chạy từ trán lên tới đỉnh, trên khuôn mặt có bộ râu ba chòm. Thế nhưng, trên cái thủ cấp mà thực dân Pháp đã cắm ở chợ Nhã Nam lại không có đường gồ và cằm cũng không có râu. Một số người dân làng Lèo cho rằng, thủ cấp bị bêu đó chính là của sư ông trụ trì ở chùa Lèo. Sư ông này bình sinh có dung mạo khá giống với Đề Thám và từ hôm cái thủ cấp trên bị bêu ra thì cũng không thấy ông sư xuất hiện ở đâu nữa.

Cho tới gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, có thể Hoàng Hoa Thám đã thoát được khỏi âm mưu ám sát cuối tháng 2.1913 và đã đổi tên họ để sống ẩn dật trong dân gian…

 

Kỳ tiếp: Cuộc truy tìm phần mộ Đề Thám

Nguyễn Huệ
TIN LIÊN QUAN

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.