Biểu tượng sống của tình yêu Hà Nội

Việt Văn |

Người Hà Nội gốc bây giờ thật hiếm, càng hiếm hơn khi ông - nhà nhiếp ảnh Quang Phùng, biểu tượng tình yêu Hà Nội còn sót lại của lớp văn nghệ sĩ một thời vang bóng.
Tháng 7.2017 tôi gặp ông khi ông vừa thoát khỏi cơn bạo bệnh vừa nằm viện trở về.
Đã mấy lần phải nằm viện, thậm chí có lần đột quỵ, nhưng trời thương người hiền.
Ông già tóc bạc trắng (sinh năm 1932) có nụ cười rạng rỡ đẹp như tiên ông, sống ở xóm Hạ Hồi (HN) này lại phục hồi, và sau cả tháng nằm yên, ông lại được đi bộ lên hồ Gươm - như ngôi nhà thứ hai của mình.
Quang Phùng đã tâm huyết dành hàng chục năm để thực hiện nhiều bộ ảnh có giá trị về Hồ Gươm, phố cổ Hà Nội, nhằm ghi lại sự biến đổi nhanh chóng của Hà Nội từ cảnh quan, kiến trúc, đến lối sống của người Hà thành từ nửa sau thế kỷ 20 đến thế kỷ 21 mà cuốn sách ảnh “Dạo quanh Hồ Gươm” in song ngữ của ông ra đời dạo trước chỉ là một phần nhỏ trong khối lượng ảnh khổng lồ ông đã chụp. Và nó đã đem lại cho ông Giải thưởng lớn Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội năm 2013. Ông cũng xả thân chụp nhiều ảnh chính luận mang tính phản tỉnh mạnh mẽ. Tiêu biểu nhất là bộ ảnh về tệ nạn xã hội ma túy từng triển lãm trước đây đã tạo được hiệu ứng xã hội rất lớn.
Quang Phùng có nhiều thành tích trong toàn bộ sự nghiệp ngoại giao, báo chí, nghệ thuật. Ông là người duy nhất được 4 huy chương sự nghiệp của 4 ngành: Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, UB toàn quốc các Hội Liên hiệp VHNTVN, và Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam.
Mới đây, tôi hỏi lại ông: “Điều quan trọng nhất trong cuộc đời của ông là gì?”.
Ông bảo: “Được nói tiếng nói riêng của mình bằng ảnh. Với tôi, nhiếp ảnh phải tôn trọng sự thật”.
Trong căn phòng nhỏ bé, vóc dáng mảnh mai của ông như bị ngập chìm trong những bức ảnh. 
Quang Phùng luôn đánh số, ghi chép cẩn  thận về từng bức ảnh một, xếp theo chủ đề cho từng cuốn album. 

 

Ngày nắng đẹp, trước giờ xuất phát.

 

Ông coi cái đẹp của nghệ thuật không bằng cái thật của thân phận. 

 

Giao lưu với 1 nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp người Đức.

 

Đằng sau thành công của ông là người vợ, bà Nguyễn Thị Chín, người phụ nữ VN đầu tiên tốt nghiệp hệ Đại học khoa Violon. Năm 18 tuổi, bà  kéo đàn violon tại Phủ chủ tịch cho Bác Hồ nghe khi Người tiếp khách nước ngoài, năm 1960… Ngày xưa khi bày tỏ tình yêu, ông đã cắt hình ảnh bàn tay đeo nhẫn trên tạp chí National Geographic ra tặng bà, và giờ đây sau hàng chục năm chung sống, họ vẫn hạnh phúc bên nhau.

 

Ông luôn trăn trở với những vấn đề của nhiếp ảnh chính luận.

 

 nhà nhiếp ảnh Quang Phùng, biểu tượng tình yêu Hà Nội còn sót lại của lớp văn nghệ sĩ một thời vang bóng. 

 

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Tiết lộ cám dỗ “chết người” khi chụp khỏa thân từ một nhiếp ảnh gia

Phạm Dung - Anh Phú |

Theo đuổi nghệ thuật chụp ảnh nude, trong suốt 10 năm làm nghề, nhiếp ảnh gia Lê Đức không ít lần vấp phải những cám dỗ "chết người" khiến anh thấy rùng mình và sợ hãi mỗi khi nhớ lại.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Tiết lộ cám dỗ “chết người” khi chụp khỏa thân từ một nhiếp ảnh gia

Phạm Dung - Anh Phú |

Theo đuổi nghệ thuật chụp ảnh nude, trong suốt 10 năm làm nghề, nhiếp ảnh gia Lê Đức không ít lần vấp phải những cám dỗ "chết người" khiến anh thấy rùng mình và sợ hãi mỗi khi nhớ lại.