Tôi đi ăn cơm công nhân!

LÊ TUYẾT |

Lần đó, tôi nhận thực hiện đề tài về bữa ăn công nhân sau sự việc hàng loạt công nhân nhập viện vì bữa cơm tại công ty có dòi. “Muốn biết bữa cơm ở nhà xưởng thế nào, ăn uống ra làm sao, bản thân mình có nuốt trôi không thì em xin làm công nhân đi” – anh Hoàng Văn Minh - Người phụ trách tổ phóng sự thời điểm ấy, nhắn. Tổ trưởng tổ phóng sự đã nhắn vậy thì mình đi thôi!

Một kẻ học nghề nhưng lại… chơi sang!

Tôi chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc có đóng dấu đỏ, đầy đủ giấy khám sức khỏe, bằng tốt nghiệp lớp 12, sơ yếu lý lịch… Thế nhưng khi bảo vệ nhận hồ sơ, kiểm tra sơ qua đã trả về với lý do thiếu giấy “Xác nhận hạnh kiểm” của địa phương. Lần đầu tiên tôi nghe đến tên cái giấy đấy, ông bảo vệ già, tay phe phẩy đuổi ruồi, giải thích: “Về UBND xã, nhờ họ cấp cho cái giấy không vi phạm an ninh trật tự, không có tiền án tiền sự, không bị truy nã rồi gửi kèm vào hồ sơ, có giấy đó công ty mới nhận. Làm vậy để tránh tội phạm trà trộn vào đây làm công nhân, hiểu chưa?”.

Tôi dạ vâng rối rít, gọi điện ngay cho ba tôi ở quê, nhờ các mối quan hệ mật thiết cấp thôn xã của ông để xin cho tôi tờ giấy xác nhận hạnh kiểm tốt mà tôi không phải về quê.

“Nghề may thì dễ học, nhanh lên thợ chính nhưng lương thấp. Nghề dệt thì khó hơn chút, lâu lên thợ nhưng lương cao. Em chọn cái nào” - người phụ trách tuyển dụng nhẹ nhàng hỏi sau khi xem bộ hồ sơ xin việc với tờ giấy “Xác nhận hạnh kiểm” loại xuất sắc còn thơm mùi dấu mực của tôi. “Dạ, cho em đi học may ạ” - tôi lí nhí trả lời, run run như một đứa đang thực hiện hành vi phạm tội bởi thực tình tôi áy náy vì thấy người ta tốn thời gian cho mình và rất có thể vì tuyển tôi mà họ đã bỏ qua một công nhân tốt khác.

Tôi được bố trí một máy may không được luồn chỉ, một ít vải thừa để tập đạp máy, đẩy vải. Những ngày học nghề không lương, công ty sẽ hỗ trợ một phiếu cơm có giá trị tương đương 10.000 đồng. 11h trưa tôi bắt đầu thấy đói nhưng chuông chưa reo nên phải bấm bụng chờ. 1 giờ đồng hồ chờ cơm thật nặng nề, mồ hôi trên trán tôi bắt đầu vã ra, tay chân run run vì đói. “Renggggg…” - chuông báo cơm reo lên. Cả xưởng ùa ra, ào ào tiến về nhà ăn.

Nhà ăn nóng hầm hập, tôi có cảm giác sau cơn vã mồ hôi vì đói ở nhà xưởng thì bây giờ bao nhiêu nước trong người chuyển thành mồ hôi tuôn hết ra ở đây. “10.000 đồng thì được một phần cơm, canh, rau luộc và một món mặn tùy chọn” - người phát cơm dõng dạc. Tôi chọn cá, người phát cơm gắp cho tôi hai con cá nục kho lớn hơn ngón tay cái chút đỉnh. Nhìn hai con cá mắt nhợt nhạt, tôi chưa ăn đã thấy no. Bèn hỏi “Muốn ăn thêm thịt ram, gà kho thì làm sao”, người phát cơm mắt trố lên nhìn tôi: “Thì trả thêm tiền chứ sao”. Tôi móc túi trả thêm 10.000 đồng để có thêm hai miếng thịt gà và mấy lát ba rọi ram. Nhìn bát canh lõng bõng nước, tôi sang quầy nước, móc túi thêm 12.000 đồng mua thêm hai chai nước ngọt, xin hai ly đá, tôi mời cô bé vào cùng đợt với tôi uống nước.

Nhận chai nước từ tôi, cô bé mắt tròn mắt dẹt, mồm há hốc: “Chị đang học việc mà chơi sang quá! Đã kêu thêm thịt lại còn uống nước ngọt, tiền đâu bù vào”. Tôi trấn an cô bé: “Không vấn đề gì. Em ăn thêm thịt không? Chị mua thêm cho”. Lần này cô bé giật nảy mình, xua tay: “Thôi thôi, em chỉ ăn cơm, canh và rau luộc, em không thích ăn thịt. Cô phát cơm còn thối (trả lại tiền thừa - PV) cho em 4.000 đây chị”. Nói rồi, cô bé cắm cúi ăn. Nhìn nó, tự dưng ngụm nước ngọt trong miệng tôi đắng ngắt.

Cô bé đồng nghiệp của tôi

Cô bé ăn cùng bữa cơm với tôi còn thiếu 3 tháng nữa mới đủ 18 tuổi. Đang học lớp 10 thì bỏ giữa chừng, vào Sài Gòn với mẹ đã được 2 năm. Hai năm đầu, em xin vào làm ở một xưởng thú nhồi bông gia đình, nhận lương tuần mà không có hợp đồng lao động, hay bảo hiểm xã hội. Em bảo “Tuổi em còn nhỏ, có người nhận đã may rồi. Nếu chỉ ở nhà tiền đâu mẹ nuôi cơm. Mà sau em còn hai đứa em nữa”.

Ba mẹ em đều từ Bắc Giang vào Sài Gòn làm công nhân, có với nhau 3 mặt con. 3 chị em được gửi về cho bà nội. Cách đây 3 năm, chẳng biết có chuyện gì, ba mẹ em thôi nhau. Từ đó, mọi chi phí nuôi các con đều đổ lên vai mẹ.

Em kể: “Mẹ nói em ráng học hết lớp 12 rồi vào Sài Gòn làm công nhân với mẹ để nuôi hai đứa em. Mà em thấy học hết 12 hay không học hết lớp 12 thì có khác gì nhau đâu, rồi sẽ đi làm công nhân cả mà. Em không muốn mẹ vất vả một mình nữa nên em xin nghỉ học luôn từ lớp 10. Mẹ em có can nhưng mẹ ở xa, đâu làm gì được. Em nghỉ học 1 tháng rồi mới báo mẹ, chẳng còn cách nào, mẹ đặt vé xe cho em vào Nam. Đi làm ở xưởng thú nhồi bông, làm cả ngày đêm nhưng lương thấp vậy mà em cũng cầm cự được hai năm. Giờ em sắp 18 tuổi rồi, em xin vào đây. Sau 3 tháng học nghề là em vừa đủ 18 tuổi, đủ tuổi để ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, đau ốm không phải lo nữa…”.

Giọng em vẫn đều đều. Em giải thích thêm chuyện “không thích ăn thịt” của mình. Em đi học nghề, không có lương, tức là sẽ không thể nào đỡ đần được cho mẹ trong mấy tháng sắp tới nên em tiết kiệm được gì sẽ tiết kiệm. Phiếu ăn cơm 10.000 đồng này, em chỉ dùng 6.000 đồng, còn thừa lại 4.000 đồng, chiều về em ghé qua chợ mua bó rau và miếng đậu phụ về nấu cơm chiều.

Cô bé vừa nói, vừa xúc cơm ăn ngon lành. Nhìn nó ăn, nhìn nó cười, nghe câu chuyện của nó… từng lời của nó như cứa vào tim người đối diện. Tôi sang cho nó tất cả số gà và thịt tôi vừa mua thêm, bảo “Ăn đi. Nóng quá, chị ăn không nổi. Uống nước ngọt đã no rồi”. Lần này cô bé không từ chối, đón lấy.

Sau hôm đó, tôi còn ăn cơm với “đồng nghiệp” của mình được hai bữa nữa. Cô bé sáng dạ, học may rất nhanh. Sang ngày thứ ba, cô bé đã được đạp máy may có luồn chỉ, còn tôi vẫn còn đạp máy không vì chưa quen chân, chưa đều tay. Nhìn tôi loay hoay với cái máy may không có chỉ, cô bé động viên: “Ráng lên chị ạ. Mình phải chịu khó học thì mới nhanh vào xưởng may được, ở đây hoài chỉ được phát phiếu cơm, không có lương, sống sao được”. Tôi cười: “Chắc chị không hợp với nghề may. Mai chị nghỉ đi kiếm việc khác”. Con bé nhìn tôi, mắt ươn ướt, tiếp tục động viên. “Nhìn em nè chị. Đâu có gì khó đâu chị, mình cố gắng là việc gì cũng xong mà”.

Sau lần ấy, tôi không gặp lại cô bé nữa. Đã gần 4 năm sau lần tôi đi làm công nhân chúng tôi gặp nhau. Mỗi lần đi ngang công ty nơi tôi từng xin vào làm để được ăn cơm công nhân, tôi lại nghĩ “chắc giờ này em đã là một cô công nhân lành nghề”. Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ câu động viên của em: “Đâu có gì khó đâu chị, mình cố gắng là việc gì cũng xong mà”.

Nhận chai nước từ tôi, cô bé mắt tròn mắt dẹt, mồm há hốc: “Chị đang học việc mà chơi sang quá! Đã kêu thêm thịt lại còn uống nước ngọt, tiền đâu bù vào”. Tôi trấn an cô bé: “Không vấn đề gì. Em ăn thêm thịt không? Chị mua thêm cho”. Lần này cô bé giật nảy mình, xua tay: “Thôi thôi. Em chỉ ăn cơm, canh và rau luộc, em không thích ăn thịt. Cô phát cơm còn thối (trả lại tiền thừa – PV) cho em 4.000 đây chị”. Nói rồi, cô bé cắm cúi ăn. Nhìn nó, tự dưng ngụm nước ngọt trong miệng tôi đắng ngắt.

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Phóng viên đang dẫn trực tiếp bị gã du côn tung cú đấm trời giáng vào mặt

Hà Liên |

Một nam thanh niên đã đấm vào một phóng viên truyền hình ngay khi anh này đang dẫn chương trình trực tiếp về cuộc mít tinh ở Thủ đô Mátxcơva, Nga.

Phóng viên báo Lao Động vào chung kết thi ảnh ở Italia

P.V |

Việt Văn - phóng viên báo Lao Động là tác giả Việt Nam duy nhất đã lọt vào chung kết cuộc thi quốc tế Urban Photo Awards 2017 với series 10 ảnh “Mẹ tôi” thể loại “Dự án và ảnh bộ”.

Chăm lo tốt để người lao động luôn đồng hành

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong bức tranh chung về cuộc sống khó khăn của CNLĐ vì lương tối thiểu vùng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, nổi bật lên những điểm sáng là không ít doanh nghiệp quan tâm đến mọi mặt đời sống của CNLĐ, trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định. Ở những nơi này, doanh nghiệp thực sự coi CNLĐ là vốn quý và CNLĐ cũng dốc lòng, dốc sức vì doanh nghiệp.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Phóng viên đang dẫn trực tiếp bị gã du côn tung cú đấm trời giáng vào mặt

Hà Liên |

Một nam thanh niên đã đấm vào một phóng viên truyền hình ngay khi anh này đang dẫn chương trình trực tiếp về cuộc mít tinh ở Thủ đô Mátxcơva, Nga.

Phóng viên báo Lao Động vào chung kết thi ảnh ở Italia

P.V |

Việt Văn - phóng viên báo Lao Động là tác giả Việt Nam duy nhất đã lọt vào chung kết cuộc thi quốc tế Urban Photo Awards 2017 với series 10 ảnh “Mẹ tôi” thể loại “Dự án và ảnh bộ”.

Chăm lo tốt để người lao động luôn đồng hành

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong bức tranh chung về cuộc sống khó khăn của CNLĐ vì lương tối thiểu vùng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, nổi bật lên những điểm sáng là không ít doanh nghiệp quan tâm đến mọi mặt đời sống của CNLĐ, trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định. Ở những nơi này, doanh nghiệp thực sự coi CNLĐ là vốn quý và CNLĐ cũng dốc lòng, dốc sức vì doanh nghiệp.