Sóng gió trong ngôi nhà VFF: Đoàn kết hay là... cùng “chết”

TRẦN ĐẠI |

​​Sau mỗi lần thua trận (mà điều này lại xảy ra thường xuyên!) của các ĐTQG, LĐBĐVN (VFF) lại sóng gió, mặc dù năm nào VFF cũng tìm cách sửa trụ sở để “phá thế trấn yểm, phong thủy” gì đó...

Lần này cũng thế, thất bại của U.22 tại SEA Games thật ra chỉ là phần ngọn cho những rối ren trong cách điều hành của VFF trong suốt nhiệm kỳ qua... 

Ông Chủ tịch VFF đi đâu?

Một tổ chức có vấn đề, người ta sẽ truy người đứng đầu. Thế nhưng, ở thời điểm này, tìm Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng quá khó.

Từ cuối năm 2015 đã có tin sức khỏe của ông Dũng không tốt. Đầu năm 2016, có thông tin ông Dũng viết đơn xin nghỉ, tức là thôi chức Chủ tịch VFF vì lý do sức khỏe.

Hai năm trở lại đây, sự có mặt của ông Dũng quá ít, nếu như không nói là vắng mặt hoàn toàn, ngoại trừ cuộc họp của Liên đoàn Bóng đá ĐNÁ hồi tháng 3.2016 tại Đà Nẵng.

Sự vắng mặt ấy được cho là nguyên nhân khiến nội bộ thượng tầng VFF đầy rẫy sóng ngầm chứ không êm ả như bề ngoài trụ sở đối diện sân Mỹ Đình. Nếu ông Hùng Dũng khỏe thì liệu ông có đủ sức hét ra lửa để “đe nẹt” đội ngũ cấp dưới hay nói đúng hơn là bắt họ “đứng cho thẳng hàng” trong đó có các cấp phó gồm PCT Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Xuân Gụ và ông bầu Đoàn Nguyên Đức?

Không dễ trả lời, vì kể từ thời điểm ông Dũng rời khỏi ghế Chủ tịch Eximbank tháng 7.2015, vị thế của ông đã giảm sút khá nhiều. Khi không còn vai trò của một nhà tài phiệt, dù số cổ phiếu khổng lồ của Eximbank chỉ là ông đứng tên, cũng không phải là người có chuyên môn bóng đá thì việc điều hành thực chất là “giao phó” - nghĩa là “giao cho cấp phó”.

Tình hình sức khỏe của Chủ tịch VFF được giấu kín, vô tình trở thành vùng bí mật của VFF. Thế nhưng, trong các sự kiện gần nhất là cái thua của U.22, thắng lợi của bóng đá nữ tại SEA Games mà ông Lê Hùng Dũng không một phút xuất hiện là rất dở.

Thực tế VFF không có người đứng đầu từ hai năm nay và “ổn định ở... mức thấp” được như hiện tại là điều đáng mừng. Và từ chuyện người cầm đầu ốm, cuộc đua ngầm vào ghế Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VIII (Đại hội đầu năm 2018) đã diễn ra một cách âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt.

Một quan chức của VPF - đơn vị tổ chức giải V.League cũng ngán ngẩm khi đăng ẩn ý của mình trên trang cá nhân: “Nhân tình thế thái: Chưa đến Đại hội mà náo nhiệt vậy các anh, chờ V.League kết thúc hãy đánh nhau có được không?”

 
 HLV Hữu Thắng. Ảnh: Đ.Đ

Hữu Thắng - “quân xe hay con tốt”?

Câu chuyện “mất đoàn kết” của VFF, sau này được chính quan chức VFF đính chính lại là “không mất đoàn kết mà chỉ là đoàn kết… chưa cao”, bỗng nhiên bị xới xáo bởi một bài phỏng vấn HLV Hữu Thắng, người từ chức sau thất bại của U.22 Việt Nam ở SEA Games 29. Tính xác thực của bài phỏng vấn nhanh chóng được làm rõ và Hữu Thắng “đã nhận ra mình bị lợi dụng vì những mục đích đấu đá giữa các cá nhân với VFF”.

Thật ra cốt lõi của bài phỏng vấn chỉ là cách nhìn nhận về đóng góp của Hội đồng HLVQG với quá trình luyện tập của đội Tuyển U.22 Việt Nam và theo ông Thắng, Hội đồng này không có vai trò gì. Tuy nhiên, khi lên công luận, người phỏng vấn đã cố “lái” câu chuyện sang trách nhiệm của VFF, cụ thể là trách nhiệm của một số cá nhân lãnh đạo VFF một cách có chủ đích.

Hữu Thắng từ vị thế của một “con xe” lại bị biến thành vai trò của một “con tốt”.

Thứ nhất là đừng bao giờ kỳ vọng vào Hội đồng HLVQG, vốn được thành lập gần như chỉ cho có và vai trò của họ chỉ là “tư vấn”. Hơn nữa, đối tượng tư vấn là bộ phận chuyên môn của VFF chứ không phải HLV trưởng ĐTQG. HLV trưởng đã có trợ lý và hẳn một chuyên gia là GĐKT Gede, người được giao nhiệm vụ chuyên nghiên cứu đối thủ.

Thứ hai, không thể nói là không được VFF bàn bạc về chuyên môn. Nên nhớ một trong những điều kiện mà Hữu Thắng đưa ra khi ngồi HLV trưởng là được quyền tự quyết về chuyên môn, VFF có thể can thiệp nhưng không thể quyết định. Điều này thể hiện rõ trong thông báo của VFF: “Theo phân công công việc, HLV trưởng được trao toàn quyền quyết định về chuyên môn. Hội đồng HLVQG và các bộ phận chuyên môn của VFF có trách nhiệm tư vấn, thông qua kế hoạch chuẩn bị của ĐT U.22 Việt Nam do HLV trưởng đề xuất và cung cấp các thông tin cần thiết để HLV trưởng quyết định xử lý”.

Bóng đá là một cuộc chơi mà thắng thua rất mong manh. Thậm chí cái thua của U.22 Việt Nam được chỉ ra là do thiếu may mắn chứ không hẳn là do trình độ HLV, cầu thủ. Hữu Thắng sau thất bại đã nhận trách nhiệm và có hành động tự trọng là từ chức.

Ai là người cố tình lấy Hữu Thắng ra làm “con tốt” để dư luận chĩa mũi vào VFF? Hay nói một cách khác là ai đã dùng thất bại này để đào sâu hơn hố ngăn cách giữa các quan chức VFF?

Không thể đi đến chiến thắng bằng những pha ăn vạ, cũng như chấn hưng một nền bóng đá không thể bằng những tiểu xảo, mưu mô. Công bằng mà nói, VFF khóa 7 dù thiếu vắng vai trò của Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng vẫn là một nhiệm kỳ làm được nhiều việc trên mặt bằng đội tuyển (lần đầu có ĐT U.20, đội fusal dự World Cup, bóng đá nữ lấy lại vị thế ở Đông Nam Á từ Thái Lan, U.23 có hai lần giành vé tham dự VCK Châu Á, U.16 vào đến Tứ kết VCK U.16 Châu Á) và có ít nhiều thành công.

Nói như nhà báo thể thao Việt Tâm: “Cái chúng ta cần là một VFF khóa mới năng động hơn, mạnh mẽ hơn và khả năng phát triển tốt hơn, chứ không phải tìm cách hạ thấp những đóng góp của VFF hiện nay hòng thay bằng một ê-kíp khác mà chưa có thời gian để kiểm chứng họ có thể làm tốt hơn hay không. Nói cách khác, cái cần là thời gian tìm kiếm những người có tâm, có tầm để chuẩn bị cho VFF nhiệm kỳ sau chứ không phải vội vã đòi một sự thay đổi theo kiểu “chữa cháy”.

Đoàn kết hay là… “cùng chết”? Bài học nhãn tiền, không chỉ trong bóng đá.

TRẦN ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Chuyên gia thời trang tiết lộ bí quyết phối áo dài cực đẹp mặc vào dịp Tết

Minh Hà - Linh Trang |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều bạn trẻ lựa chọn trang phục áo dài để chào đón năm mới. Diện áo dài phù hợp sẽ giúp các bạn trẻ trở nên tự tin và thu hút hơn.

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Muôn kiểu đón Tết của người trẻ

Thu Giang |

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, với nhiều người trẻ Tết còn là dịp để nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm gia đình, đi du lịch, khám phá những vùng đất mới...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.

Cuộc chiến phòng vé dịp Tết: Trấn Thành - Vũ Ngọc Đãng, ai sẽ lên ngôi?

ĐÔNG DU |

Khi tác phẩm "Siêu lừa gặp siêu lầy" đột ngột rút khỏi rạp chiếu, phim Tết Việt chỉ còn 2 tác phẩm đối đầu nhau là "Nhà bà Nữ" của Trấn Thành và "Chị chị em em 2" của Ngọc Trinh.

Cháy lớn khu ổ chuột cuối cùng ở thủ đô Hàn Quốc

Song Minh |

500 người phải sơ tán khi đám cháy lớn bùng phát tại làng Guryong, một trong những khu ổ chuột cuối cùng của thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 20.1.