Nước chè một thuở

Đỗ Phấn |

Thật ngạc nhiên, chữ “trà” vốn không thông dụng ở Hà Nội xưa lắm thì sau ngày thống nhất đất nước, nó đã mặc nhiên được dùng phổ biến. 
Nói đến “trà” hồi trước giải phóng, người Hà Nội nghĩ ngay đến một loài hoa quý phái đắt đỏ chỉ những nhà cự phú mới dám mon men. Cây hoa trà là giống cây xứ lạnh rất khó chăm sóc ở Hà Nội. Vài nghệ nhân trên làng Nghi Tàm có những gốc trà bằng cổ tay đã được coi là báu vật. Nó trị giá đến hàng chục lạng vàng. Tất nhiên những gốc trà như thế đều có tuổi đời trên nửa thế kỉ. Chơi được một cây trà trong chậu nửa thế kỷ cũng chỉ lác đác có vài người. Cây và người hiếm hoi như nhau là thế.
Người Hà Nội ngày trước gọi uống “trà” là uống nước chè. Chỉ một chữ ấy là học theo miền Nam thôi. Đến tận bây giờ vẫn quyết không gọi những sên, thắng, vỏ, ruột xe đạp theo kiểu miền Nam. Họ vẫn gọi là xích, phanh, săm, lốp. Cũng chẳng bao giờ gọi tất cả những thứ đội trên đầu là cái nón. Tất nhiên gọi là uống trà nhưng vẫn gọi cái cây cho ra sản phẩm ấy là cây chè. Chẳng thấy ai gọi miền trung du là “vườn cọ đồi trà”. Gọi là “đồi trà” e rằng phải chữa lại khá nhiều thơ văn kim cổ hàng trăm năm trước.
Thực ra thì gọi là uống trà rõ ràng âm thanh và tượng hình có nhã nhặn quí phái hơn. Cũng chỉ dùng cho loại trà khô sao ướp hương liệu. Trà xanh vẫn gọi là chè tươi như cũ. Và Hà Nội chỉ là nơi tiêu thụ các loại trà mà chưa bao giờ trồng trọt bất kì một cây chè nào cả.
Nước trà là thứ đồ uống cuối cùng còn tồn tại được một cách bình dân qua thời chiến tranh gian khổ. Lúc ấy Hà Nội có nhiều nguồn cung cấp trà từ các tỉnh phía Bắc. Trà từ Hà Giang, Nghĩa Lộ, Phú Thọ và đặc biệt là trà Thái Nguyên đổ về thành phố. Mậu dịch quốc doanh bán thứ trà sao công nghiệp tại nhà máy chia làm vài loại theo tiêu chuẩn cho cán bộ các cấp. Sang trọng thì có trà Thanh Tâm, Hồng Đào, Ba Đình. Bình dân uống chung một loại trà nhiều tên nhưng được gọi chung là trà 3 hào theo giá bán. Thực ra trà 3 hào là vụn trà tổng hợp của rất nhiều loại sản xuất trong nhà máy. Ngạc nhiên ở chỗ nó trộn lẫn hương vị của nhiều thứ trà cao cấp để cho ra một hương vị rất xứng đáng với giá tiền 3 hào rẻ mạt. Giống như trên gương mặt của một đàn bà xấu xí có đủ cả mắt hoa hậu này, mũi hoa khôi khác, miệng minh tinh khác nhưng được thượng đế sắp đặt trong lúc
cáu bẳn.
Tất cả các loại trà mậu dịch bán ra đều được chế biến công nghiệp không tuân theo cách thức truyền thống sao suốt trên bếp củi nên nước pha ra đỏ quạch và mùi hơi nồng. Cái thơm tho của những trà Thanh Tâm, Hồng Đào chỉ là hương liệu thêm vào mà thôi.
Dân uống trà lâu năm Hà Nội có một bộ đồ nghề khá đơn giản nhưng không thể thiếu. Một chiếc khay gỗ hoặc sứ tuỳ theo muốn độc ẩm hay quần ẩm. Bộ ấm chén gồm vài chén quân và một chén tống. Chiếc ấm pha trà đựng trong cái bát sâu lòng. Cái bếp gọi là “đèn cồn” nhưng đốt bằng dầu hoả. Cũng thông “bép”, bơm dầu như đèn măng-xông vậy. Chiếc ấm siêu đồng nhỏ như cái xoong quấy bột cho trẻ em. Đến quãng những năm ’70 ấm siêu đồng hỏng gần hết và không ai chế tạo nữa nên cũng nhiều người chuyển sang dùng xoong quấy bột.
Dù độc ẩm hay quần ẩm thì cũng chỉ đến lúc uống mới nhóm lửa đun nước, tráng ấm chén lau khô bằng khăn sạch. Nước sôi già mắt cua mới tráng nóng ấm và bỏ trà vào. Đợt rót nước đầu tiên vào ấm trà thường chỉ đủ cho trà nở ra kín ấm. Đợt thứ hai rót đầy, ngâm ấm vào bát và đổ nước sôi tràn lên nắp. Độc ẩm rót thẳng ra chén mình uống. Quần ẩm rót ra chén tống rồi chuyên sang chén quân. Thiếu cái chén tống phải nhanh tay rót vòng các chén quân cho đều độ đậm. Gặp ông khách khó tính mà rót từng chén một thể nào ông ấy cũng về kể với vợ. Lão ấy lão nọ hôm nay cho tôi uống nước sái trà. Đó là một sự xúc phạm không hề nhỏ.
Người Hà Nội làm công đoạn thứ hai của việc chế biến trà là ướp hương các loại hoa. Họ có những bí quyết sao tẩm cổ truyền không khó lắm nhưng ít người đủ kiên nhẫn. Đại khái ướp trà sen phải chọn loại trà bồm Phú Thọ. Sen trăm cánh Hồ Tây mua về tuốt lấy gạo nhuỵ ướp vào năm lần bảy lượt. Lại ủ và sao cũng ngần ấy lượt nữa. Trà ướp xong đóng chai thuỷ tinh nút lá chuối ba mươi năm sau mở ra uống vẫn thơm ngát cả nhà. Trà ướp hoa nhài, hoa cúc có đơn giản hơn nhưng những trà ấy không được người ta ưa chuộng lắm. Thường chỉ uống khi nhà có đám.
Cán bộ công chức hiếm người đủ tiền uống những trà Thái Nguyên, trà Suối Giàng. Họ uống trà 3 hào. Nước sôi đun sẵn rót vào phích. Khách đến dốc trà vụn từ gói giấy ra pha vào ấm lớn. Chẳng chén tống mà cũng không chén quân. Chỉ có chén quả hồng rót đều cho khách từng vòng. Vậy mà cũng có những ông tối đến cắp bàn cờ tướng sang nhà bạn ngồi uống hết phích nước và hai gói trà vẫn chưa xong một ván.
Việt Nam giờ đã đủ trà xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng người Hà Nội giờ không thích uống trà nữa. Đơn giản vì rất hiếm khi đến nhà nhau chơi. Hàng nước trà một thời chiếm lĩnh các vỉa hè góc phố giờ cũng không còn nữa. Nghĩa lí của câu thành ngữ “Trà tam tửu tứ” vẫn đúng cho đến bây giờ. Nước trà uống một mình hình như rất nguội chuyện.
7-2017
Đỗ Phấn
TIN LIÊN QUAN

Chăm cây

Hoàng Văn Minh |

Ba ở quê alo bảo “cây mai con trồng ở hiên nhà hôm bà ngoại mất đã chết rồi, chắc là do mấy hôm ba bận quá quên tưới nước…”. Nghe buồn như thể hôm nay bà mất thêm lần nữa.

Đường rừng

THANH HẢI |

Bạn hay cùng tôi cà phê mỗi sáng. Chúng tôi huyên thuyên đủ thứ chuyện: Cuộc sống, gia đình, công việc, tin tức thời sự, những vấn đề đang “mịt mù” như lửa khói trên Facebook.

Chuột đồng, chuột phố

Đỗ Phấn |

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng con chuột cống chính là chuột đồng ở phố. Hà Nội trước thời Pháp thuộc còn là một thành phố xen lẫn ruộng đồng cày cấy. Đô thị lạc hậu với những cống rãnh lộ thiên gần như chảy tự do không có quy hoạch nào cả. Đương nhiên cống rãnh kiểu ấy không phải là nơi cư trú sinh sôi của chuột. 

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Chăm cây

Hoàng Văn Minh |

Ba ở quê alo bảo “cây mai con trồng ở hiên nhà hôm bà ngoại mất đã chết rồi, chắc là do mấy hôm ba bận quá quên tưới nước…”. Nghe buồn như thể hôm nay bà mất thêm lần nữa.

Đường rừng

THANH HẢI |

Bạn hay cùng tôi cà phê mỗi sáng. Chúng tôi huyên thuyên đủ thứ chuyện: Cuộc sống, gia đình, công việc, tin tức thời sự, những vấn đề đang “mịt mù” như lửa khói trên Facebook.

Chuột đồng, chuột phố

Đỗ Phấn |

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng con chuột cống chính là chuột đồng ở phố. Hà Nội trước thời Pháp thuộc còn là một thành phố xen lẫn ruộng đồng cày cấy. Đô thị lạc hậu với những cống rãnh lộ thiên gần như chảy tự do không có quy hoạch nào cả. Đương nhiên cống rãnh kiểu ấy không phải là nơi cư trú sinh sôi của chuột.