Cúi mình chào hoa

TUYỀN LINH |

Dày vừa đúng 99 trang in - cuốn khảo luận triết học “Trí tuệ của hoa” của nhà thơ - triết gia người Bỉ Maurice Maeterlinck. Nó đọc cuốn sách 2 lần với những khoan khoái, và như mọi khi gặp được cuốn sách hay, là khoan khoái kèm lòng biết ơn người viết/ người dịch, người giới thiệu sách.
Theo thói quen, nó lại gập vài trang sách, đánh dấu những đoạn thích hay chưa hiểu để rồi đọc lại.
 
Trang 15, phần V, Maurice viết: “Hạ mình một lát xuống công việc khiêm nhường của hoa cỏ, ta sẽ nhận ra rất nhiều dấu hiệu của một trí tuệ linh lợi, khôn ngoan, không phải ở nơi hạt hay đóa hoa mà là ở toàn thể từ lá, cuống đến gốc rễ. Hãy suy ngẫm về cuộc đấu tranh của những nhành mọc ngang hay cuộc vật lộn quả cảm, mưu trí của cây cối trong hiểm nguy…”
 
Thế đã khi nào chúng mình cúi chào một cái hoa? Ở đâu nhỉ, loáng thoáng, nó thấy những tranh của ai kia vẽ hình-như là-hình người cúi chào một, hai, hay vài bông hoa. Cũng có khi là cái, đám hoa như cúi chào người.
 
Người vẽ ra những tranh như thế, ngoài đời hẳn phải kiệm lời, khiêm cung, mở miệng không bỉ bai múa chữ, rằng thằng nọ tài dốt (bất tài dốt nát), con kia u tham (u mê tham lam); dù quanh mình thế gian mỗi ngày thực tình cũng có những kẻ bất tài, gian manh, hèn nhát thật.
 
Cúi chào một cái hoa, nhưng mỗi ngày cúi chào rồi mỉm cười trước bức ảnh người mình khinh ghét - ấy mới là “tuyệt đỉnh Kung fu”?
 
Chúng mình học được gì ở một cái hoa? Sự khiêm nhường, lòng biết ơn, như câu hát của người Tạng “Nga metok/Kay râng nga la” - “Tôi là bông hoa/Và tôi rất biết ơn”?
 
Chúng mình học được gì từ cái cây, lá cỏ? Không sống lâu mà sống nhiều, bầm dập mọi nhẽ, kiễng chân đủ đường, chưa chắc thấm - hiểu nổi “Cố tình trồng hoa, hoa chẳng mọc/Vô tình giâm liễu, liễu đâm bông”?
 
Hàng ngàn năm trước đã có những lời, đại thể: Sự khiêm nhường, lòng biết ơn là hai thứ khó học, khó nhọc lắm mới nảy nở trong mình.
 
107 năm trước, ông Maurice, ông đã chỉ thêm ra một cách hạ mình.
TUYỀN LINH
TIN LIÊN QUAN

Nước chè một thuở

Đỗ Phấn |

Thật ngạc nhiên, chữ “trà” vốn không thông dụng ở Hà Nội xưa lắm thì sau ngày thống nhất đất nước, nó đã mặc nhiên được dùng phổ biến. 

Chăm cây

Hoàng Văn Minh |

Ba ở quê alo bảo “cây mai con trồng ở hiên nhà hôm bà ngoại mất đã chết rồi, chắc là do mấy hôm ba bận quá quên tưới nước…”. Nghe buồn như thể hôm nay bà mất thêm lần nữa.

Bổ sung nguồn vốn gần 31,4 nghìn tỉ đồng cho Bộ Giao thông vận tải

Vương Trần |

Bộ Giao thông vận tải được bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển với số tiền là 31.392 tỉ đồng để bố trí kế hoạch vốn cho 5 dự án giao thông.

Tiến Linh xếp hạng 29, Son Heung-min giành Quả bóng vàng Châu Á 2022

AN NGUYÊN |

Tiền đạo Tiến Linh của tuyển Việt Nam xếp thứ 29 trong cuộc bầu chọn Cầu thủ hay nhất Châu Á 2022.

Thời tiết nồm ẩm, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng cao hơn tuần trước đó.

Bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Song Minh |

Ngay sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đại sứ quán Việt Nam đã liên hệ ngay với các chính quyền địa phương để tìm hiểu thông tin nhằm làm tốt công tác bảo hộ công dân.

Ăn chè miễn phí, ít nhất 88 người ngộ độc ở An Giang

Lâm Điền |

An Giang - Các thầy thuốc đang nỗ lực cứu chữa 4 bệnh nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm do ăn chè miễn phí.

50m có hơn 10 lối ngang tự mở qua đường sắt: Đâu ai muốn gặp nguy hiểm

Tô Thế |

Đi dọc tuyến đường Ngọc Hồi qua địa bàn thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội), chỉ khoảng 50m đã có hơn 10 lối ngang tự mở, gần như mỗi hộ dân ở đây đều có riêng cho mình một lối ngang qua đường sắt. Hầu hết người dân đều biết là nguy hiểm nhưng không còn cách nào khác đành liều mình đi qua.

Nước chè một thuở

Đỗ Phấn |

Thật ngạc nhiên, chữ “trà” vốn không thông dụng ở Hà Nội xưa lắm thì sau ngày thống nhất đất nước, nó đã mặc nhiên được dùng phổ biến. 

Chăm cây

Hoàng Văn Minh |

Ba ở quê alo bảo “cây mai con trồng ở hiên nhà hôm bà ngoại mất đã chết rồi, chắc là do mấy hôm ba bận quá quên tưới nước…”. Nghe buồn như thể hôm nay bà mất thêm lần nữa.