Bà mẹ trung du

NGÔ MAI PHONG |

Chuyện này, trung sĩ Tạ Quang Sao kể lại...

Chú “Bít - tất - thối”, biệt danh em út của tiểu đội chúng tôi bị găm trong đầu một mảnh đạn pháo, mất trí nhớ suốt gần bốn mươi năm, không ngờ vào những ngày cuối đời bỗng dưng choàng tỉnh, đã vẽ lại chi tiết khu mộ chí 5 người trong đó có anh, đơn vị buộc phải để lại bên bờ sông Vàm Cỏ trong cuộc giao tranh khốc liệt, tiến về Sài Gòn.

Chị kể, không biết bao nhiêu lần gặp nhau, em hỏi anh ở đâu, anh ấy chỉ cười cười. Duy nhất có một lần lúc nửa đêm về sáng, khi em vừa mơ mơ chợt nghe tiếng thì thầm ngay bên tai “anh ở Bến Sỏi”. Rõ ràng là giọng chồng mình, em ngồi phắt dậy, mười mươi em không mê. Nhưng Bến Sỏi là đâu?

Là đây, cái bến đò nối hai bờ tây - đông sông Vàm Cỏ giờ chỉ còn dấu tích.

Chúng tôi đã tìm anh không dưới ba năm. Đã có lúc định cầu đến nhà ngoại cảm, nhưng đất nước này phải cầu tới bao nhiêu nhà ngoại cảm cho vừa? Lại thôi.

Vào buổi chiều cuối cùng, khi cả nhóm đang nằm ngồi vạ vật bên triền sông tính chuyện mai về Bắc bỗng một con bìm bịp xuất hiện. Nó bay lướt qua đầu mọi người rồi đậu lại trên đỉnh bụi dừa nước um tùm cách đó chỉ chừng mươi bước chân. Con chim cất tiếng kêu vang vọng khiến không ai có thể vô tình. Con trai anh là người đầu tiên chạy tới. Con bìm bịp nhìn nó trân trân, hồi lâu mới bay đi. Chúng tôi đổ lại. Hóa ra dưới vòm lá vươn dài ra mặt nước là một gò đất rộng, lục bình khô kết thành mảng phủ bên trên. Giữa gò nhô lên một chỏm đá nhám cỡ ông đầu rau - vật dấu y chang chú Bít - tất - thối mô tả. Bức chúc thư nhàu nát lại được giở ra: “Tiểu đội trưởng của chúng ta nằm giữa, đầu gối trên một báng AK gãy...”. Chúng tôi ôm nhau, mừng tê tái.

Cuộc khai quật tiến hành trong đêm dưới lửa đuốc rừng rực của bà con Bến Sỏi. Xong xuôi. Chúng tôi chỉ được phép nhận riêng anh. Bốn đồng đội còn lại huyện đón về nghĩa trang liệt sĩ thuộc Châu Thành.

Xe chạy suốt ba ngày hai đêm không nghỉ mới về tới ngôi làng trung du quê anh.

Xã đã dựng rạp chuẩn bị lễ truy điệu. Nhưng theo ý mẹ anh, anh phải được về nhà.

Mẹ mặc áo lương, vấn khăn đen như ngày lễ trọng. Mẹ đã sang tuổi 85, mắt tự dưng sáng ra, tóc đen trở lại, đi đứng không cần gậy.

Chị, con dâu và cháu nội đều mặc đồ tang. Bên giếng nước sau vườn đã quây sẵn một nhà bạt để tắm rửa cho anh trước lúc vào nhà.

Vò rượu và nước thơm pha sẵn được mang ra, mẹ đứng bên nhìn chị tắm cho anh, chăm chú.

Chị tắm từ phần đầu. Đang kỳ cọ, đôi tay bỗng rời rã. Chị chằm mặt xuống đầu gối khóc nấc lên: “Mẹ ơi...”.

Mẹ đỡ chị đứng lên: “Mẹ biết rồi. Ngồi tạm ghế kia đi, để mẹ làm”. Mẹ chậm rãi cọ rửa chiếc cằm đầy đặn và hai hàng răng trắng ngà, vuông vức của anh. Khi mẹ đã bọc anh ngay ngắn trong hai lớp lụa đỏ chị lại òa lên, lăn lộn trên chiếc ghế nhỏ: “Sao con khổ thế mẹ ơi!”. Mẹ nhìn chị sắc lạnh như thôi miên. Khi cảm thấy chị đã thực sự dịu lại, mẹ nói chỉ đủ cho hai người, rằng mẹ chăm con trai mình từ lúc lọt lòng sao không biết khuôn mặt nó thế nào. Nhìn hàm răng nguyên vẹn của người liệt sĩ này, mẹ đã hiểu có sự nhầm lẫn. Vì con trai mẹ có một chiếc răng bạc. Chính mẹ cho tiền nó làm lại từ khi con chưa làm dâu.

Trước khi đặt bọc lụa lên chiếc bàn bài vị chính cửa lớn hướng vào bàn thờ gia tộc, mẹ lại dặn chị: “Người này và chồng con đều bỏ mình vì nghĩa lớn. Cả hai chẳng ai muốn thế này. Con khóc gì cũng đừng làm chúng nó thêm đau lòng”.

Chị hiểu, chính mẹ cũng đang đứt từng khúc ruột.

NGÔ MAI PHONG
TIN LIÊN QUAN

Hai chiến tuyến

ĐỖ ANH THƯ |

Chúng tôi ngồi với nhau tại một quán vắng giữa trung tâm Sài Gòn. Nhìn qua cửa sổ, thấy bầu trời tối sầm và mưa bắt đầu dày hạt, Thiên Hà bỗng dưng lặng thinh. Yên tĩnh quá, tôi khẽ hát bài “Nhớ nhau hoài” nhạc Anh Việt Thu, lời thơ của Thiên Hà: “Em ở nơi nào có còn mùa xuân không em?/ Rừng ngàn lá gió từng đêm nhắc nhở thì thầm/ Nắng ở trên đầu, nắng trong lòng phố/ Gió ở trên non gió cuốn mây về”.

Em gái Bình Nhưỡng

MẶC HÂN |

Tên mình em xưng là Kim. Kim ngoài hai mươi, thanh mảnh và những ngón tay thuôn thon trắng sứ.

Vở nhạc kịch của hòn đảo ngục tù

ĐỖ ANH THƯ |

Theo mách bảo của nhạc sĩ Trần Vương Thạch, tôi đã có một ngày lùng sục khắp các khu nhà Pháp cũ ở Côn Đảo để tìm kiếm vết dấu của Camille Saint Saens.

Cổng chào năm mới ở TP Nha Trang bất ngờ gãy, sập xuống đường

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cổng chào mừng năm mới 2023 ở TP Nha Trang bỗng dưng gãy sập làm đôi. Địa phương đã nhanh chóng khắc phục sự cố để đảm bảo giao thông.

300 lao động không vào làm việc ngày đầu năm vì chưa nhận đủ thưởng Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, khoảng 300 lao động công ty may mặc đã không vào nhà máy làm việc ngày đầu năm vì công ty chưa trả đủ tiền thưởng Tết bằng tháng lương cơ bản.

VPF và HAGL sẽ giải quyết tranh cãi việc quảng bá tài trợ ở V.League 2023

AN NGUYÊN |

Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và lãnh đạo câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai sẽ có buổi gặp mặt vào ngày 28.1. Buổi gặp này nhằm đối thoại và giải quyết tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của đôi bên tại V.League 2023.

Vũ Hán đón Tết sau 3 năm dịch bệnh, tận hưởng khoảnh khắc bình thường

Quý An (theo Global Times) |

Ba năm sau khi đại dịch bắt đầu, người dân Vũ Hán bày tỏ hy vọng về tương lai tốt đẹp khi bước vào năm âm lịch mới.

Báo Lao Động nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc

Bảo Hân – Hải Nguyễn |

Sáng 27.1, Báo Lao Động tổ chức gặp mặt đầu xuân Quý Mão toàn bộ cán bộ, phóng viênÔng Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho Báo Lao Động- đơn vị xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn năm 2022.

Hai chiến tuyến

ĐỖ ANH THƯ |

Chúng tôi ngồi với nhau tại một quán vắng giữa trung tâm Sài Gòn. Nhìn qua cửa sổ, thấy bầu trời tối sầm và mưa bắt đầu dày hạt, Thiên Hà bỗng dưng lặng thinh. Yên tĩnh quá, tôi khẽ hát bài “Nhớ nhau hoài” nhạc Anh Việt Thu, lời thơ của Thiên Hà: “Em ở nơi nào có còn mùa xuân không em?/ Rừng ngàn lá gió từng đêm nhắc nhở thì thầm/ Nắng ở trên đầu, nắng trong lòng phố/ Gió ở trên non gió cuốn mây về”.

Em gái Bình Nhưỡng

MẶC HÂN |

Tên mình em xưng là Kim. Kim ngoài hai mươi, thanh mảnh và những ngón tay thuôn thon trắng sứ.

Vở nhạc kịch của hòn đảo ngục tù

ĐỖ ANH THƯ |

Theo mách bảo của nhạc sĩ Trần Vương Thạch, tôi đã có một ngày lùng sục khắp các khu nhà Pháp cũ ở Côn Đảo để tìm kiếm vết dấu của Camille Saint Saens.