Tản mạn - Chuyện dọc đường

Đền đá và lũ khỉ

HOÀNG VĂN MINH |

Đền đài ở Bali thì nhiều vô số kể. Nhưng Uluwatu ở làng Pecatu nằm phía Nam của thủ phủ Denpasar là ngôi đền duy nhất ở hòn đảo này nằm trên bờ biển Ấn Độ Dương nên trong đoàn ai cũng háo hức khi nghe tin mình sắp đến đó.

Mộng trầm

THANH HẢI |

Bạn khai trương cửa hàng bán trầm hương thủ công mỹ nghệ trên con phố du lịch sầm uất của Đà Nẵng. Sản phẩm thuộc hàng quý hiếm, cao cấp nên giá cả cũng ngất ngưởng. Phần lớn khách nước ngoài tới coi, nhưng người mua chủ yếu là dân Châu Á.

Mung lung trong mưa

TUYỀN LINH |

Thấy mà ghét cái nụ cười hớn hở của ả con khi nghe mẹ ơ ơ “đúng là ngày mai được nghỉ học nè”.

Một thằng tù

KHƯƠNG QUỲNH |

Cuối cùng cũng đến ngày anh Tâm nhận tiền lương tháng đầu tiên. Anh hồi hộp cầm xấp tiền từ tay anh tôi, quệt nước miếng rồi đếm tiền nghe rột roạt.

Bão Sài Gòn, chỉ là nỗi sợ mưa dầm

Ngọc Uyên |

Bão Sài Gòn, dân lại chỉ sợ nhất mưa dầm dề. Bởi nước ngập, cống tắc, nước thải, rác... của cả triệu người tràn vào nhà, phá hỏng đồ đạc. Ăn ngủ trên nước, lềnh bềnh, hôi thối. 

Chuyến xe chiều rét mướt

KHƯƠNG QUỲNH |

Chuyến xe buýt Đức Trọng - Đà Lạt cuối cùng trong ngày chỉ còn chục hành khách, đa phần là những người đi buôn. Họ ngả đầu ra ghế, thiu thiu ngủ.

Khung trời bỏ lại

ĐỨC LỘC |

Kể chuyện má đi hội thảo, cậu bạn nước mắt bỗng tràn trề. Phần thương má đã tuổi 70 vẫn còn bị gạt, phần vì giận mình bất lực.

Thượng nguồn Li Giang một chiếc ghế nhỏ...

HOÀNG VĂN MINH |

Chả nhớ sách gì, viết đại ý người đời nói rằng nếu ai đó cho mình 4 điều ước, thì nên dành ra một điều để mơ về một lần được ngồi thuyền rẽ sóng ngược dòng Li Giang, nơi “sơn thủy giáp thiên hạ” - cảnh đẹp nhất thế gian ở Quế Lâm (Trung Quốc).

Truyện ngắn: Người đặc biệt

Truyện ngắn của NGUYỄN HIẾU |

1. Những người đàn ông ở phố có thể nói là đẹp nhất thành phố K này,  khi tụ tập nếu tình cờ nhìn thấy chiếc Ford Mỹ đen nhánh từ từ bò ra khỏi tòa nhà 10 tầng, mặt tiền có gắn biển Hô ten My Vy thì lần nào cũng vậy đều ngẩn ra nhìn, bàn tán. 

Nghĩa cau trầu

KHƯƠNG QUỲNH |

Hôm định phá dây trầu không, mẹ cứ nhứ nhứ con dao vào gốc cây rồi lại thả dao xuống: “Gốc trầu xanh như thế này hay mẹ để lại cho bà Mão?”.

Chuyện má lừa...

KHƯƠNG QUỲNH |

Hôm rồi về nhà, mang cho mẹ hộp sữa canxi, mẹ đem cái hộp ra thềm cho sáng sủa, ngắm nghía chiếc hộp thật kỹ. Không phải mẹ xem thành phần sữa, cũng không phải đọc hướng dẫn sử dụng: “Cái hộp đẹp quá, để lạc khô hợp đấy”.

Nhớ hẻm

ĐỨC LỘC |

Sài Gòn có bao nhiêu con đường và bao nhiêu con hẻm? Tôi không biết nữa. Nhưng giữa hàng nghìn hẻm to hẻm nhỏ ngắn dài, chật chội xe máy, xe hơi... tôi vẫn yêu nhất con hẻm cụt của tôi nằm mãi ngoại ô Thủ Đức.

Chồng ngoại

NHẬT LỆ |

“Thế nào, đã lấy chồng chưa”- câu tôi ngại hỏi nhất với cô. Vì câu trả lời sẽ là “Vẫn ế”. Cô em nước da nâu giòn, mắt xếch, dáng người thấp đậm, xốc vác như đàn ông. Không những thế, cô còn đèo bòng cả một đàn mèo trên 30 con cùng 5 chú chó đi lạc.

Mì chính cánh

đỗ phấn |

Giáo sư người Nhật Ikeda Kikunae (đọc tên theo Hán tự là Trì Điền Cúc Miêu -1864-1936) đã phát minh ra mì chính từ những món ăn truyền thống của người Nhật. Ông nhận thấy trong những món canh nấu bằng hải sản và rong biển có một vị ngọt đặc biệt và quyết tâm tìm ra công thức hóa học của nó. Mì chính ra đời năm 1908 với cái tên công ty của ông rất mộc mạc còn hoạt động cho đến hôm nay. Ajinomoto tiếng Nhật có nghĩa là “tinh chất của vị”.

Trăng trăng, đèn đèn

TUYỀN LINH |

Bánh nướng bánh dẻo bé tẻo teo ả con, mụ vợ giành cắt, anh nhận phần pha bình trà đen. 10 mét vuông sân thượng, rằm trăng năm nay - năm con chó - sau một hồi lẩn khuất trong mây, hơn 8 giờ đột ngột thật đúng là “vén mây sáng lòa”. Hơn hai chục năm anh sống Sài Gòn, hiếm năm nào, trung thu trăng sáng như gương, như năm nay.

Chỉ là mây trời

HOÀNG VĂN MINH |

Tôi khựng lại khi bất ngờ nghe một tiếng “hít” chói tai phát ra từ đầu tàu hơi nước tỏa khói mù mịt cả một góc núi. Nó như thể được đào lên từ đâu đó trong xa vắng, không giống với thứ âm thanh “ò e” của tàu diesel mà tôi vẫn nghe thường ngày.

Nhuộm sắc vàng son…

TUYỀN LINH |

1.“Em ơi, sau mấy trăm năm Gia Định Sài Gòn không quên công đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, nên Bà Chiểu Lăng Ông còn nhuộm sắc vàng son và khói hương luôn kính tưởng ơn người… bình định non sông, chẩn tế xây đời. 

Con sâu, cái kiến

đỗ phấn |

Chẳng có thành ngữ nào chính xác và ngắn gọn hơn “Con sâu, cái kiến”. Chỉ có bốn từ thôi mà nói lên được thân phận của cả một kiếp người. Tất nhiên thành ngữ “Mạt rệp” có thể ngắn hơn nhưng có vẻ ngữ nghĩa của nó nghiêng về phía những kẻ bất lương nhiều hơn.

Cái giếng nhà bà Sửu

KHƯƠNG QUỲNH |

Dạo này, chiều nào cũng thấy bà Sửu đi lối tắt qua vườn sang nhà tôi gánh nước. Tôi hỏi mẹ còn giận bà Sửu chuyện cái giếng không? Mẹ lắc đầu, thở dài: “Giận gì. Giờ mẹ lại cứ thương thương bà ấy”.

Một chuyến về quê

LÊ NHƯ GIANG |

Ngót bảy mươi, người bạn kháng chiến của ba anh dù đã ngấm đủ gian truân thời nằm rừng, nhưng những nhát rìu bổ củi của ông vẫn sắc ngọt, chính xác mười lần như một. (Còn anh, gã đàn ông chưa tới tứ tuần, thang máy chung cư mất điện, mới leo từ lầu một lên lầu 5 đã thở ra tai).