Chuyện dọc đường: Thầy của chúng mình đôi mắt trong xanh

Tuyền Linh |

Mátxcơva, phố Mokhovaya, nhà số 9, thầy trưởng khoa Yassen N.Zassoursky, 27178 sinh viên tốt nghiệp. Tôi tin chắc rằng, khoảng 20 người Việt đang làm báo hay không còn làm báo, sống trong nước hay ngoài nước, khi đọc hai hàng chữ trên này cũng sẽ bồi hồi như tôi.

Tất cả chúng tôi chung một quá khứ: 5 năm tươi đẹp học nơi đó, với thầy Zassoursky.

Số phận dường như đã ưu đãi khi đưa tôi sang Nga du học đúng vào năm 1987 - thời khắc Liên Xô, nước Nga rung mình thay đổi trong cơn bão lịch sử mang tên “Cải tổ”. Tôi và Nga là hai sinh viên Việt Nam cuối cùng học ở khoa theo chương trình học bổng quốc gia. Nga thông minh, học giỏi, rất cá tính, giờ là một nhà báo nhiều người biết tới, hiện sống, làm việc ở nước ngoài.

Nga này, còn nhớ không, năm thứ nhất, Angelica người Columbia cùng phòng chạy lên thầy Zassoursky mách lẻo, cái Nga nó học Karate, túm giật tóc em. Mấy hôm sau, trước cả khóa học, thầy mang chuyện này ra kể vui vui “Nga học võ Sambo đấy”. Cả khóa cười ồ, nhìn con bé Việt Nam bé tẻo với đôi mắt hình như… kính nể hẳn.

Tháng 6.1997, may mắn sao tôi có mặt ở lễ kỷ niệm 45 năm thành lập khoa, tôi được gặp thầy và cô giáo của mình - Liubov V Kashinskaya.

Tháng 9. 2008, qua Nga công tác dăm ngày, tôi vội về khoa, tới thăm thầy. Năm đó, thầy 79 tuổi, giữ chức Chủ tịch khoa và còn đứng lớp. Nửa thế kỷ, thầy dạy ở khoa, chủ nhiệm bộ môn Văn học và báo chí nước ngoài, là chuyên gia hàng đầu về báo chí Hoa Kỳ, một nhà Hoa Kỳ học giàu kinh nghiệm.

Tôi tặng thầy pho tượng ông Di Lặc bằng gỗ mít. Xoa bụng ông Phật, thầy cười “Chưa bao giờ tôi thấy một người Việt Nam béo thế này”. Tôi cười “Thưa thầy, nước con sau 22 năm đổi mới, giờ nhiều người béo nhanh rồi ạ”. Thầy tặng tôi cuốn sách thầy viết “Kinh nghiệm tự do báo chí - Báo chí Nga từ 1990-2007”. Lời bạt cuốn sách, tôi đọc: “Luật báo chí - truyền thông được thông qua ở Liên xô năm 1990. Năm 1991 mở ra kỷ nguyên mới cho báo chí Nga - lần đầu tiên có được tự do báo chí”.

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, chính tâm hồn Nga, văn hóa, văn học Nga góp phần làm nên phong cách báo chí Nga.

Năm tháng năm lao qua, thời cuộc thay đổi, báo chí truyền thông thay đổi nhanh chóng mặt, nhưng những điều cơ bản trong bài giảng, bài viết của thầy, với tôi không thay đổi: Một người làm báo luôn cần có kiến thức triết học và ngôn ngữ học. Báo chí phải nhanh, đầy ắp thông tin, nhưng thông tin mất hết ý nghĩa nếu không có tính nhân văn.

Và lời dạy của thầy cô từ năm thứ nhất: Đặt bút viết, hãy nghĩ, trân quý cái tên cha mẹ đặt cho mình, nghĩ tới tờ báo nơi mình đang làm việc.

Đầu tháng 1 năm 2010, kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt, VTV tham gia tổ chức chương trình cảm động “Thầy trò Xô - Việt - Ngày gặp lại” tại Mỹ Đình. Trong hơn 50 thầy cô giáo cũ từ Nga, Ukraina, Belarusia, các nước cộng hòa Liên Xô được mời sang dự cuộc gặp mặt có thầy Zassoursky. Mình tôi từ Sài Gòn bay ra Hà Nội. Và lũ chúng tôi - hơn chục anh em các khóa sum vầy hạnh phúc quanh thầy.

Trong bức ảnh khoa báo kỷ niệm 65 năm ngày thành lập chụp ngày 2.6.2017, thầy ngồi cạnh cô sinh viên khóa đầu tiên. Cả hai ung dung uy nghi như hai cây sồi cổ thụ. Và thầy, với tôi, vẫn là người đàn ông thông thái, lịch duyệt trong những người đàn ông tôi gặp.

Trong 144 triệu người Nga, có lẽ chỉ mình thầy có cái tên rất lạ - Yassen. Trong một bài phỏng vấn, thầy giải thích: Mẹ rất yêu cha, mắt cha trong xanh biếc, thế là mẹ đặt tên tôi là Yassen - từ tính từ Yassnuy - trong sáng, rõ ràng, minh bạch, khúc chiết.

Mắt thầy Zassoursky của chúng tôi cũng trong xanh biếc.

Chúc thầy mắt xanh trong của chúng em như cây sồi trùm bóng mãi!

Tuyền Linh
TIN LIÊN QUAN

Chuyện dọc đường: Ba Sướng viết giấy từ chồng

HOÀNG VĂN MINH |

Chị Ba Sướng ở một nơi xa xôi gọi điện cho tôi bảo “em chính thức đưa đơn ra toà ly dị chồng”. Hồi sau chị nhắc lại, chắc bị ảnh hưởng bởi phim cổ trang chiếu suốt ngày trên tivi, chị nói “kể như em viết giấy từ chồng, anh ạ”.

Chuyện dọc đường: Những người bạn không trùm niqab

MỸ HẰNG |

Khủng bố ở Manchester, khủng bố ở Paris, khủng bố ở Kabul hay Manila... Thủ phạm là những tay súng Hồi giáo trẻ…

Độc đáo nghi lễ Tế nữ quan trong ngày khai hội Đền Mẫu Âu Cơ

Tô Công |

Sáng 28.1 (mùng 7 tháng Giêng), tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống, tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ, tại đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa).

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Những lễ hội đầu Xuân Quý Mão 2023 đang thu hút đông đảo du khách

Hải Minh |

Vào dịp đầu Xuân năm mới, nhiều lễ hội diễn ra trên cả nước thu hút đông đảo du khách và người dân đến dự.

Mặc cả lãi suất, xuất hiện ngân hàng chào mời mức lãi tới gần 13%

Lan Hương |

Lãi suất cao nhất lên tới gần 13%. “Mặc cả” là thói quen tưởng chỉ áp dụng khi mua đồ ở chợ nhưng hiện tượng khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng phải biết “mặc cả” để được lãi suất cao ngày càng phổ biến. Lãi suất thực tế tại một ngân hàng tại quầy giao dịch chênh lệch tới 3% so với lãi suất công khai niêm yết trên website.

Chuyện dọc đường: Ba Sướng viết giấy từ chồng

HOÀNG VĂN MINH |

Chị Ba Sướng ở một nơi xa xôi gọi điện cho tôi bảo “em chính thức đưa đơn ra toà ly dị chồng”. Hồi sau chị nhắc lại, chắc bị ảnh hưởng bởi phim cổ trang chiếu suốt ngày trên tivi, chị nói “kể như em viết giấy từ chồng, anh ạ”.

Chuyện dọc đường: Những người bạn không trùm niqab

MỸ HẰNG |

Khủng bố ở Manchester, khủng bố ở Paris, khủng bố ở Kabul hay Manila... Thủ phạm là những tay súng Hồi giáo trẻ…