Những dị vật kì lạ sống trong cơ thể người nhiều năm trời

Khương Quỳnh |

Hạt sapoche nằm trong đường thở một ông cụ hơn 43 năm, người đàn ông sống với hàm răng giả “lạc trôi” ngay vị trí hiểm của đường thở suốt 2 năm trời, cây kim bị gỉ sét nằm trong tim một cậu bé… Tưởng chừng như hư cấu, nhưng đó là những ca bệnh ghi nhận tại các bệnh viện, chính bác sĩ cũng bất ngờ.

Hạt sapoche 43 năm mới lấy ra được

BS Nguyễn Quang Tú, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cho biết, mới đây, Bệnh viện tiếp nhận điều trị cho anh L.T.Đ (39 tuổi, ở quận 8, TPHCM) được đưa đến Bệnh viện khám trong tình trạng khó thở. Trước đó, bệnh nhân bị khàn tiếng, khó thở kéo dài. Bệnh nhân cho biết khoảng 2 năm trước, anh bị tai nạn giao thông và chấn thương ở đầu. Sau đó, anh bị khàn tiếng và khó thở, nhất là khi gắng sức hay làm việc nặng. Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện anh Đ có dị vật khá lớn ngay tại thanh môn. Đây là khe giữa 2 dây thanh để không khí đi từ hầu vào khí quản.

Khai thác lại bệnh sử, anh Đ lại cho biết, vào thời điểm bị tai nạn giao thông, anh bị gãy 3 cái răng giả. Căn cứ vào đó, các bác sĩ cho rằng, dị vật chính là răng giả của bệnh nhân và chỉ định chụp CT scan để xác định vị trí dị vật. Sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ gắp nội soi lấy dị vật. Dị vật được lấy ra là một phần của hàm răng giả hình tam giác có kích thước 2x4cm. Sau khi nội soi, bệnh nhân khỏe, không thấy khó thở nữa.

BS Quang Tú cho biết, với dị vật này, nếu bệnh nhân để lâu hơn, dị vật có thể bám kín các chất lại và gây nghẹt thở, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong. Theo BS Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi Họng, răng giả hoặc hàm răng giả thường bị hóc vào đường ăn nhưng do bệnh nhân này bị chấn thương trong tai nạn, phản xạ không còn bình thường nên dị vật đã đi lạc đường vào đường thở. Tuy nhiên, khi vào đường thở, dị vật găm vào thanh môn và chừa chỗ cho 2 khe thở nhỏ nên không gây nghẹt thở ngay lúc đó mà kéo dài ròng rã 2 năm trời.

Trong vòng 10 năm, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tiếp nhận từ 20-30 trường hợp bệnh nhân bị hóc răng giả rơi vào đường ăn. Thường thì bệnh nhân nuốt phải răng giả khi ăn, chỉ có 1-2 trường hợp răng giả đi lạc vào đường thở giống như trường hợp của anh L.T.Đ.

Nói về chuyện dị vật “lạc trôi” trong cơ thể bệnh nhân, BS Võ Văn Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng chia sẻ trường hợp không thể quên đối với các bác sĩ. Vào năm 1990, Bệnh viện tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân lớn tuổi sinh năm 1926 ở Vĩnh Long. Ông nhập viện trong tình trạng khó thở, ho, khạc ra máu. Vào thời điểm đó, Bệnh viện chưa có thiết bị chụp CT scan, không có nội soi mà chỉ chụp X-quang. Qua phim chụp, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có dị vật trong phổi nên tiến hành phẫu thuật lấy dị vật ra ngoài. Dị vật là 1 hạt sapoche đã nát vụn.

Bệnh nhân cho biết, 43 năm trước, khi ông còn nhỏ, một lần ăn sapoche không may ông bị hóc và từ đó trở đi sức khỏe xuống cấp. Vào năm 1950, ông được một bác sĩ người Pháp khám, biết có dị vật trong đường thở của ông nhưng không gắp ra được. Một thời gian sau, ông bị áp xe phổi và liên tục phải nhập viện. Mãi đến năm 1990, các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng mới gắp được hạt sapoche ra khỏi đường thở của bệnh nhân: “Bệnh nhân bị hóc hạt sapoche từ nhỏ, đến khi nghỉ hưu mới lấy được hạt ra khỏi người” - BS Võ Văn Phúc kể.

Bệnh nhân (bên trái) có dị vật là hàm răng giả nằm trong vị trí hiểm của đường thở. Ảnh: K.Q

Gắp hạt măng cụt trong dạ dày sắp mọc mầm

Mới đây, Bệnh viện An Giang cũng tiếp nhận một trường hợp dị vật khá hi hữu. Các bác sĩ phòng nội soi, khoa chẩn đoán hình ảnh đã gắp 1 hạt măng cụt sắp nảy mầm nằm trong dạ dày của bà N.T.C (55 tuổi, ở An Giang). Trước đó, bệnh nhân được gia đình đưa tới nhập viện do liên tục bị nôn ói. Qua nội soi dạ dày, các bác sĩ thấy có tình trạng ứ đọng dung dịch và thức ăn nên tiến hành hút 1.500 ml dung dịch, phát hiện có dị vật gây bít tắc vùng hang vị. Các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật ra khỏi dạ dày, đấy là hạt măng cụt kích thước 2 x 3 cm, có dấu hiệu nảy mầm.

Bệnh nhân chia sẻ, cách đó gần 1 tháng, bà có ăn măng cụt và nuốt hạt, sau đó bị nôn ói, đau bụng liên tục. Bệnh nhân có đi các bệnh viện khác điều trị nhưng không bớt. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp hiếm gặp do hạt măng cụt trơn láng dễ đi qua khỏi dạ dày chứ không “cứng đầu” ở lại dạ dày bệnh nhân đến lúc gần nảy mầm như thế này. Nếu không phát hiện xử lý sớm, bệnh nhân có khả năng gây sốc mất nước do bị ói nhiều lần dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm độc rất nguy hiểm.

Kim gỉ sét trong tim cậu bé 13 tuổi

Là một trường hợp dị vật khá lạ thường, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 mới can thiệp để phẫu thuật, lấy chiếc kim trong tim bé N.V.H (13 tuổi, ở Bình Phước). Bé được nhập viện khi có những cơn ngất, đau ngực dữ dội.

Bé H cho biết, cách đây 2 tháng, em nằm sấp lên một chiếc gối và phát hiện có vật đâm đau nhói ở ngực. Buông gối ra, em thấy một cây kim may quần áo cắm vào ngực. Em cố gắng rút kim ra khỏi người nhưng chỉ rút được nửa cây kim. Tuy nhiên, do nghĩ là không sao nên em giấu cha mẹ. Sau đó một thời gian, em hay bị đau nhói ngực, khó thở và hay bị ngất. Lúc này, em mới kể cho mẹ biết là trước đó em có bị kim may quần áo đâm vào người.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, quá trình xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cho thấy, bé bị tràn dịch màng tim. Tiến hành chụp CT thì phát hiện kim nằm ở vùng tim trái. Các bác sĩ đã tiến hành mổ hở, mở ngực bệnh nhân để lấy dị vật ra khỏi tim của bé. Dị vật lấy ra khỏi cơ thể bé là một đoạn kim may quần áo, dài khoảng 2cm, đã bị rỉ sét. BS Đào Trung Hiếu - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 - cho biết, trong 10 năm qua, đây là bệnh nhi thứ 2 có dị vật là cây kim nằm trong cơ tim. Đây cũng là một ca khá hi hữu. Y văn thế giới ghi nhận, trên thế giới có 30 trường hợp tai nạn xảy ra tương tự và ca này là ca thứ 31. 

Cách xử trí với dị vật

BS Nguyễn Thế Huy - Phó khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, khi dị vật vào đường thở theo bản năng, khí quản sẽ co thắt lại. Do đó, bệnh nhân ngay lập tức sẽ có biểu hiện ho, nghẹt thở, tím tái. Lúc này, người thân cần xử trí bằng cách ấn mạnh vào vùng thượng vị của bệnh nhân để giúp dị vật theo hơi bắn ra ngoài. Tuyệt đối không dùng tay móc dị vật có thể khiến dị vật đi vào sâu trong đường thở hơn. Sau đó nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra kỹ hơn.

Với dị vật đường tiêu hóa, các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh, đối với người lớn tuổi và thường sử dụng nhiều thuốc để điều trị nhiều bệnh cùng lúc cần thận trọng bóc vỏ bao thuốc trước khi uống. Người lớn cần hạn chế và thận trọng khi ăn thức ăn có nhiều xương. Đối với người có tiền căn phẫu thuật thực quản, dạ dày cần nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Đối với người có răng giả cần thận trọng khi ăn uống, thường xuyên kiểm tra độ vững chắc của răng giả. Đối với trẻ em, cha mẹ cần để xa tầm tay trẻ những vật dụng hay đồ chơi nhỏ mà trẻ có thể cho vào miệng.


Khương Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.