Ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Nỗi lo kháng thuốc và bệnh nhân bỏ điều trị

THÙY LINH |

Mỗi năm, nước ta phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc lao. Mặc dù hiện nay tỉ lệ chữa khỏi cao, chiếm trên 90% số trường hợp mắc mới nhưng đó thực sự là một “cuộc chiến”. Để đạt được những thành quả phòng, chống lao được thế giới biết đến, những chuyên gia, bác sĩ ngành lao đã phải lao vào cuộc chiến ấy, hằng ngày hằng giờ họ giúp người bệnh chiến đấu với căn bệnh đang đe dọa tính mạng của nhiều người.

Bác sĩ đau đớn trước những bệnh nhân bỏ điều trị

Trong năm vừa qua, triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) đã đạt được những thành tựu đáng kể. PGS-TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, người Việt Nam đầu tiên được bầu vào Hội đồng Tư vấn chiến lược và kỹ thuật của WHO về phòng, chống bệnh lao (STAG TB) - cơ chế điều hành và hoạch định chiến lược phòng chống lao cao nhất của WHO - cho biết: Việt Nam có kết quả điều trị bệnh lao rất tốt, phát hiện sớm tất cả các thể lao, cung cấp dịch vụ điều trị lao cho tất cả người bệnh sau chẩn đoán, điều trị lao tiềm ẩn.

Được biết, hằng năm cả nước đã phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc lao với tỉ lệ chữa khỏi cao trên 90% số trường hợp mắc mới. Việt Nam là một trong 3 nước có kế hoạch nghiên cứu được đánh giá cao. Đặc biệt, Việt Nam đã có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu với một mạng lưới nghiên cứu lao và bệnh phổi rộng khắp (VICTORY). Dịch tễ bệnh lao giảm trung bình hằng năm là 4,6% từ năm 2000 đến nay. Hầu hết các kỹ thuật mới đều đã được áp dụng có hiệu quả cao và đến nay đã có gần 6.000 người mắc lao kháng thuốc được thu nhận điều trị. CTCLQG đã triển khai thuốc mới Bedaquiline cho người bệnh lao kháng thuốc nặng (tiền siêu kháng thuốc, siêu kháng thuốc) và áp dụng phác đồ ngắn hạn (9 tháng) trong điều trị người bệnh lao đa kháng thuốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng bỏ trị lao hiện nay đang ở mức báo động và có xu hướng gia tăng và gây khó khăn lớn cho công tác điều trị và phòng, chống bệnh lao tại cộng đồng.

BS CKII Đặng Văn Khiêm - Phó Trưởng khoa Ung Bướu Bệnh viện Phổi Trung ương - cho biết: “Bệnh nhân lao phải sống trong đau đớn. Vì thế mà họ vô cùng chán nản, họ dễ bỏ cuộc, điều trị chưa hết phác đồ của bác sĩ, họ đã “trốn”. Có bệnh nhân chúng tôi phải năn nỉ để họ uống thuốc, “dọa” không được thì phải động viên. Có người nghĩ mình bị bệnh lao thì phải xa lánh cộng đồng, thế là họ sống thu mình lại trong cô đơn”.

Tại Khoa Lao Hô hấp - BV Phổi T.Ư, bệnh nhân Nguyễn Thị D (57 tuổi) thở dài chán nản: “Tôi bị lao phổi, ai cũng sợ lây nên mình không muốn tiếp xúc với ai hết”.

Lao kháng thuốc - cuộc chiến nhiều thách thức

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hằng năm vẫn còn 16.000 người chết vì lao. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 14/30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất trên thế giới, và đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Mỗi năm có khoảng 130.000 người mắc lao mới, trong đó có 7.000 người mắc lao đồng nhiễm HIV, hơn 5.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc, đáng lo ngại là có gần 6% là lao siêu kháng thuốc. Số người mắc lao phổi chiếm hơn 1/2.

Tình trạng lao đa kháng thuốc chủ yếu được xác định là do người bệnh điều trị không đúng, không đủ, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ; thầy thuốc không đủ thời gian để tư vấn cho bệnh nhân, và chưa hỗ trợ tích cực cho người bệnh.

BS chuyên khoa 2 Đoàn Văn Hiển - Trưởng khoa Lao Hô hấp, Bệnh viện Phổi T.Ư - cho biết: “Có những bệnh nhân thuốc để tận miệng mà không uống, vì họ nản chí, chán ăn và mệt mỏi, do thuốc lao ảnh hưởng nhiều đến gan, thận”.

Bác sĩ Hiển nhớ lại: “Ngay giữa thủ đô Hà Nội này, có bệnh nhân khi phát hiện ra bị lao thì phổi của anh ta được 10 phần thì 8 phần đã nát rồi”.

Hiện nay, một khó khăn lớn của ngành là bệnh nhân đến khám và điều trị muộn, vì thế việc phát hiện lao muộn, gây biến chứng nặng nề như suy hô hấp, ho ra máu,… rất khó để điều trị, tỉ lệ tử vong tương đối cao.

“Để khống chế bệnh lao rất khó, thậm chí nó đã lây lan khắp trong gia đình. Có trường hợp cả 10 người thì 4 người mắc bệnh lao. Rồi tỉ lệ lao phổi kèm bệnh khác như đái tháo đường, nghiện rượu rất nhiều. Riêng ngày 23.3 khoa tôi có 89 bệnh nhân với tỉ lệ 70% mắc bệnh lao và còn lại là biến chứng của lao, mà có đến 10 người nghiện rượu. Những bệnh nhân này bị ngộ độc gan, giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh lao, điều trị rất khó” - BS Hiển trăn trở.

Theo các bác sĩ, ngay tại khoa Lao Phổi - BV Phổi T.Ư, tỉ lệ bệnh nhân phát tán vi khuẩn lao AB dương tính khoảng 3%.

Tình trạng bán thuốc tràn lan hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc ở rất nhiều căn bệnh. Nếu tình trạng này không sớm được cải thiện, câu chuyện kháng thuốc và nguy cơ con người chết vì những loại vi khuẩn, virus không thuốc chữa sẽ luôn hiện hữu.

THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Những điều ít người biết đến về căn bệnh lao

D.Nhung |

Theo số liệu thống kê, bệnh lao được xem là căn bệnh chết người nguy hiểm thứ 2 trên thế giới. Mỗi năm, có hàng triệu người bị đau ốm hoặc chết. Theo số liệu thống kê, bênh lao được xem là căn bệnh chết người nguy hiểm thứ 2 trên thế giới. Mỗi năm, có hàng triệu người bị đau ốm hoặc chết do bệnh lao. Theo số liệu thống kê, bênh lao được xem là căn bệnh chết người nguy hiểm thứ 2 trên thế giới. Mỗi năm, có hàng triệu người bị đau ốm hoặc chết do bệnh lao.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Những điều ít người biết đến về căn bệnh lao

D.Nhung |

Theo số liệu thống kê, bệnh lao được xem là căn bệnh chết người nguy hiểm thứ 2 trên thế giới. Mỗi năm, có hàng triệu người bị đau ốm hoặc chết. Theo số liệu thống kê, bênh lao được xem là căn bệnh chết người nguy hiểm thứ 2 trên thế giới. Mỗi năm, có hàng triệu người bị đau ốm hoặc chết do bệnh lao. Theo số liệu thống kê, bênh lao được xem là căn bệnh chết người nguy hiểm thứ 2 trên thế giới. Mỗi năm, có hàng triệu người bị đau ốm hoặc chết do bệnh lao.