Kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2017)

Giấc mơ Nobel Y học - tại sao không?

MINH PHẠM - THÙY LINH |

Mới đây, tại Hà Nội, Bệnh viện Quân y 103 đã thực hiện ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên thành công tại Việt Nam. Trong khi đó, tại TP.Hồ Chí Minh, trong cuộc gặp thầy thuốc tiêu biểu nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho rằng, sẽ có thể tính tới việc lập một tổ chuyên gia đầu ngành nghiên cứu đề án phấn đấu TP.Hồ Chí Minh giành giải thưởng Nobel về Y học.

Bước tiến mới trong ngành ghép tạng

Các bác sĩ Bệnh viện 103 thuộc Học viện Quân y vừa phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên từ người cho sống ở Việt Nam. Ghép phổi là kỹ thuật khó nhất trong ngành ghép tạng. Thành công này đã đánh dấu một bước tiến mới trong ngành ghép tạng Việt Nam. Một trong những điều khó khăn của ca ghép này là bệnh nhân được nhận phổi từ 2 người hiến khác nhau, nên khả năng hòa hợp để cơ thể của người ghép tiếp nhận 1 lúc hai cơ thể khác sẽ khó khăn. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia ghép tạng Nhật Bản: Với những tiến triển rất tốt sau ca ghép, cháu bé được ghép phổi có thể sống khỏe mạnh tới già, 60 hay 70 tuổi...

TS Hoàng Văn Chương - Trưởng khoa Gây mê, Bệnh viện Quân y 103, người trực tiếp tham gia vào ca mổ - gọi đây là “trận đánh thứ 5” sau 4 ca ghép thận, gan, tim, tụy thận thành công trước đó, lần lượt các năm 1992, 2004, 2010 và 2014 nhưng đây mới là lần đầu tiên việc ghép phổi được thực hiện ở Việt Nam.

GS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y - cho biết, ca ghép phổi được tiến hành ngày 21.2, bắt đầu từ 7h30 tới 17h30 thì hoàn tất và đưa bệnh nhân trở về phòng hậu phẫu chăm sóc. Ca ghép phổi lần này nằm trong đề tài “Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người cho chết não” thuộc chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, do GS-TS Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y - chủ nhiệm đề tài bắt đầu từ tháng 11.2016.

Nói về ca ghép phổi này, GS-TS Đỗ Quyết cho biết: Ghép phổi là kỹ thuật ghép rất khó trong y học vì phổi không như những bộ phận khác. Phổi là cơ quan hô hấp cung cấp ôxy cho cơ thể. Tất cả sự thay đổi, vi trùng đều ảnh hưởng tới phổi. Ghép phổi khó khăn bởi khả năng nhiễm trùng của bệnh nhân rất cao.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm người hiến phổi cho ca ghép phổi đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: BV

Những dấu hiệu khả quan

Thời gian gần đây, ngành y tế liên tiếp đón nhận những sự kiện “đầu tiên” được xem là bước ngoặt đánh dấu. Những sự kiện này là nỗ lực của một tập thể lớn từ chuyên môn đến việc tháo gỡ những khó khăn về pháp lý.

Đầu năm 2017, người ta không thể quên được sự kiện em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp mang thai hộ. Vào sáng 22.1, em bé đầu tiên được sinh từ mang thai hộ đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội). Đánh giá sự kiện này, các bác sĩ cho biết, mang thai hộ không phải là một kỹ thuật khó. Đơn thuần là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm - một kỹ thuật thường quy, được triển khai từ rất nhiều năm ở Việt Nam. Cái khó của mang thai hộ là tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý. Để có thể thực hiện kỹ thuật này, Luật Hôn nhân và gia đình đã sửa đổi một số điều khoản và được Quốc hội thông qua năm 2015.

Mới đây, Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) đã triển khai phương pháp mổ nội soi bằng robot và khánh thành khu phẫu thuật bằng robot. Phẫu thuật bằng robot là kỹ thuật công nghệ cao, được xem là đỉnh cao của phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp ít xâm lấn mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhờ khả năng cắt triệt để các khối u, và thao tác trên các vết mổ hẹp, giúp bệnh nhân ít mất máu, giảm biến chứng, lành thương sớm. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện kỹ thuật này trên cơ thể người lớn. Trước đó, năm 2013 Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện kỹ thuật này cho trẻ em.

Tại Hà Nội, Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt T.Ư đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật khó như mổ vi phẫu ghép thay thế xương hàm và ghép một phần khuôn mặt đã trở thành kỹ thuật thường quy, hằng tuần. Bệnh viện đang chuẩn bị thực hiện ca ghép vi phẫu thứ 500; hay phẫu thuật chỉnh hình xương mặt hàm... Đây là những kỹ thuật được đánh giá là sánh ngang với các nước tiên tiến, thậm chí vượt xa khu vực.

Thời gian vừa qua, những bác sĩ làm trong lĩnh vực ghép tạng cũng không thể nào quên được sự kiện ca ghép thận chéo đầu tiên ở Việt Nam do các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện. Hai bệnh nhân được ghép thận bị suy thận mãn giai đoạn cuối và đã chạy thận nhiều năm.

Theo BS Thái Minh Sâm - Trưởng khoa Ngoại-Niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy - ghép thận chéo là phương pháp nhằm giúp thực hiện ghép thận cho những trường hợp mà người nhận có kháng thể chống lại kháng nguyên của người cho. Cái khó của ghép thận chéo là tìm được cặp đôi tương thích và được sự đồng thuận của các cặp cho-nhận.

Ngành y tế TPHCM gần đây cũng thực hiện những ca phẫu thuật cứu sống bệnh nhân một cách ngoạn mục. Nằm trong quy trình báo động đỏ, ca mở sọ, lấy con dao dài 26cm nằm trong não em bé 11 ngày tuổi do bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM thực hiện khiến người dân thán phục về tay nghề bác sĩ. Hay mới nhất, ca mổ cứu một em bé 5 tuổi bị thủng tim phổi do bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng khẳng định chuyên môn ngành y TPHCM có những đôi tay vàng.

…nhưng bác sĩ chỉ mơ những điều giản dị

Tuy nhiên, để đạt được “giấc mơ Nobel”, nhiều bác sĩ trong ngành còn e ngại, bởi ngành y tế TPHCM hiện nay còn quá nhiều những khó khăn. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã bày tỏ: “Ngành y hiện nay còn quá nhiều khó khăn. Khỏi cần giải nobel y học, tôi chỉ mong bệnh viện đừng quá tải để bác sĩ đủ sức làm việc. Bác sĩ đủ giỏi, đủ kiến thức, bệnh viện đủ trang thiết bị để giúp cho bệnh nhân, nhất là các bệnh viện tuyến dưới”.

Một bác sĩ đang làm việc tại TPHCM chia sẻ: “Buổi sáng, bác sĩ phải mổ 4-5 ca, chiều lại mổ 4-5 ca. Nếu tối phải trực thì cũng lại tiếp tục đứng mổ. Công suất làm việc cao nên anh em phải tranh thủ ngủ, nghỉ khi có thời gian nhưng Bệnh viện quá tải nên phòng nghỉ của bác sĩ cũng bị thu hẹp lại đến tối thiểu. 

MINH PHẠM - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Hướng đến mục tiêu đoạt giải Nobel Y học

LÊ THANH PHONG |

“Liệu TPHCM có thể có người đoạt giải Nobel về Y học không?”, đó là một gợi ý của Giáo sư - bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, một điều mà nhiều người cho rằng quá xa vời.

Bí thư Đinh La Thăng: “Phấn đấu TPHCM có giải thưởng Nobel về y học”

M.Q |

Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đưa ra mục tiêu trên tại cuộc gặp mặt hơn 300 thầy thuốc tiêu biểu của TPHCM nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2017) diễn ra chiều 24.2.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y đã tổ chức buổi thông tin về ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên tại Việt Nam. Phổi được hiến từ hai người cho sống đã cứu bệnh nhi 7 tuổi thoát chết vì suy hô hấp trầm trọng do căn bệnh giãn phế quản bẩm sinh.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Tận thấy nạn đổ trộm phế thải xây dựng tại nhiều khu vực ở Hà Nội

Kim Sơn |

Hiện nay, ở Thủ đô, những khu vực thưa vắng dân cư, ít người qua lại trở thành nơi đổ trộm phế thải xây dựng gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.

Lãi suất vay thực sự là gánh nặng trên vai của các doanh nghiệp

Gia Miêu |

TPHCM - Với lãi suất cho vay trên 10% như hiện nay thì để tồn tại và duy trì hoạt động, doanh nghiệp cũng đã rất áp lực, không những thế, câu chuyện vay vốn sản xuất kinh doanh cũng chẳng dễ dàng.

Hướng đến mục tiêu đoạt giải Nobel Y học

LÊ THANH PHONG |

“Liệu TPHCM có thể có người đoạt giải Nobel về Y học không?”, đó là một gợi ý của Giáo sư - bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, một điều mà nhiều người cho rằng quá xa vời.

Bí thư Đinh La Thăng: “Phấn đấu TPHCM có giải thưởng Nobel về y học”

M.Q |

Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đưa ra mục tiêu trên tại cuộc gặp mặt hơn 300 thầy thuốc tiêu biểu của TPHCM nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2017) diễn ra chiều 24.2.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y đã tổ chức buổi thông tin về ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên tại Việt Nam. Phổi được hiến từ hai người cho sống đã cứu bệnh nhi 7 tuổi thoát chết vì suy hô hấp trầm trọng do căn bệnh giãn phế quản bẩm sinh.