Bệnh nhân tử vong sau truyền dịch, cấp cứu 3 giờ thất bại mới cho chuyển viện

Cường Ngô |

Nữ bệnh nhân 54 tuổi ở xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn mổ dịch khớp gối nhưng sau ca mổ bệnh nhân trong lúc truyền dịch đã chuyển biến xấu. Bệnh viện đã bỏ bê bệnh nhân trong lúc truyền dịch, sau đó cấp cứu trong 3 giờ không kết quả mới cho chuyển viện nhưng bệnh nhân đã tử vong trên đường.

Bệnh nhân tử vong bất thường sau khi truyền dịch

Theo phản ánh của gia đình chị Hồ Thị Ngân (trú tại thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), mẹ chị là bà Nguyễn Thị Quyết (54 tuổi), sau khi mổ dịch khớp gối chân và điều trị tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn đã tử vong vào ngày 10.8.

Chị Ngân cho biết: "Khi vào viện, các y bác sĩ nói mẹ tôi bị dịch khớp gối, không quá nghiêm trọng. Khi bác sĩ hỏi ý kiến có mổ hay không, gia đình đã yêu cầu mổ ngay sau đó".

Theo lời chị Ngân, ca mổ dịch khớp gối cho bà Quyết được các bác sĩ bệnh viện đa khoa Sóc Sơn tiến hành vào sáng 8.8 khá thành công. Bà Quyết không có biểu hiện đau nhức, vẫn tự di chuyển được.

Tuy nhiên, đến sáng 10.8, bà Quyết thấy trong người mệt mỏi, tức ngực, khó thở. Thấy thế, các bác sĩ sang thăm nhưng không khám cho bệnh nhân. Người nhà xin đi chụp X-quang nhưng bác sĩ không đồng ý.

Sau đó, bác sĩ tiến hành truyền dịch cho bà Quyết. Truyền dịch được một lúc, bà Quyết yếu dần rồi bất tỉnh.

Gia đình thắc mắc về cái chết bất thường của bà Quyết sau khi truyền nước tại bệnh viện.

Cũng theo người phụ nữ này, trong quá trình truyền dịch, các bác sĩ trở về phòng, không có mặt tại buồng bệnh. Khi được báo mạch bệnh nhân đập yếu, các bác sĩ mới tiến hành cấp cứu. Sau gần 3 giờ cứu chữa không có chuyển biến tích cực, bệnh viện mới vội chuyển bà Quyết lên tuyến trên.

“Trước khi cấp cứu, gia đình tôi có xin chuyển tuyến cho mẹ nhưng các bác sĩ không đồng ý. Cấp cứu gần 3 giờ, bác sĩ mới gọi người nhà sang và nói rằng chỉ còn 1 – 2% sự sống. Nghe thấy vậy, gia đình tôi rất sốc".

Theo người nhà nạn nhân, tình trạng bà Quyết trước khi đưa lên xe cấp cứu chuyển tuyến có những dấu hiệu bất thường như: Bụng càng lúc càng to, máu mũi, máu mồm chảy, máy đo nhịp tim về 0. Chỉ lúc bác sĩ đưa tay lên ấn ngực bà Quyết thì mới có chút tín hiệu nhịp tim.

“Xe cấp cứu đưa mẹ tôi đến bệnh viện Tim Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ cho hay, mẹ tôi đã ngừng tuần hoàn ngoại viện. Từ trước tới nay, mẹ tôi hoàn toàn khỏe mạnh, một mình làm mấy sào ruộng, không có bệnh tật gì cũng không có tiền sử bệnh tim”, chị Ngân cho biết.

"Kết quả khám nghiệm pháp y tạm thời cho thấy mẹ tôi có một ít dịch ở phổi, gãy xương sườn, xương ức. Hiện tại, gia đình chỉ muốn biết nguyên nhân do đâu mà mẹ tôi mất mạng, những ai có liên quan tới cái chết của mẹ tôi, có sai phải chịu trách nhiệm”, chị Ngân nhấn mạnh.

Bệnh viện chưa có câu trả lời về nguyên nhân tử vong

Ông Hồ Văn Hiệp (53 tuổi, chồng bà Quyết) cho hay, phía bệnh viện đã cử đại diện xuống thắp hương cho vợ ông. Tuy nhiên, từ đó, bệnh viện không trao đổi gì thêm với gia đình về nguyên nhân tử vong của bệnh nhân. Công an huyện Sóc Sơn cũng đã gọi gia đình lên trụ sở công an huyện để làm việc.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa Sóc Sơn - xác nhận có trường hợp tử vong trên xảy ra tại bệnh viện.

Ông Tuấn cho hay, phía bệnh viện đã báo cáo sự việc lên sở Y tế Hà Nội và Công an huyện Sóc Sơn.

“Trước mắt, về nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong, chúng tôi nghĩ tới tim mạch gây trụy mạch”, ông Tuấn nhận định.

"Khi chỉ định mổ chân, chúng tôi tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân nhưng không phát hiện ra điều gì đặc biệt. Bệnh nhân nhập viện ngày 7.8, được các bác sĩ mổ ngày 8.8 và tử vong ngày 10.8”, ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, về quy định trong chuyên môn, phía bệnh viện cũng đã họp và rút kinh nghiệm, đồng thời họp hội đồng chuyên môn.

Khi được hỏi về việc, người nhà bệnh nhân phản ánh khi truyền dịch cho người bệnh, bác sĩ không ở đó; lúc bệnh nhân xảy ra chuyện, người nhà gọi nhưng bác sĩ tới chậm, ông Tuấn từ chối trả lời câu hỏi này.

Ông Tuấn cho biết thêm, hiện Công an đã vào cuộc điều tra.

Lao Động tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Chuyên gia thời trang tiết lộ bí quyết phối áo dài cực đẹp mặc vào dịp Tết

Minh Hà - Linh Trang |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều bạn trẻ lựa chọn trang phục áo dài để chào đón năm mới. Diện áo dài phù hợp sẽ giúp các bạn trẻ trở nên tự tin và thu hút hơn.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Muôn kiểu đón Tết của người trẻ

Thu Giang |

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, với nhiều người trẻ Tết còn là dịp để nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm gia đình, đi du lịch, khám phá những vùng đất mới...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.