Ngọn lửa công chính

LÊ THANH PHONG |

“Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”, đó là phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng diễn ra ngày 31.7.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm nức lòng dân, bởi vì khí thế đang bừng bừng, khi tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo, đồng thời kiến nghị miễn nhiệm các chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương của bà Hồ Thị Kim Thoa, xem xét thi hành kỷ luật đảng một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất VN và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Bắt Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank.

Chống tham nhũng không được nguội lạnh mà phải đốt lên như một lò lửa. Nhưng mà ai đốt? Tất nhiên dân chúng luôn sẵn sàng, đang hừng hực muốn thiêu cháy quốc nạn tham nhũng, nhưng dân chúng chỉ hưởng ứng, không tự tay đốt được. Lòng dân chưa bao giờ nguội lạnh trước tham nhũng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi chống tham nhũng, nhưng các cá nhân có trách nhiệm, các cơ quan có thẩm quyền phải vào cuộc, không ai đứng ngoài, chỉ khi đó lò lửa mới bừng cháy đủ sức thiêu rụi mọi loại tham nhũng, cho dù là loại khó “cháy” nhất.

Sẽ không có nhóm lợi ích nào có thể tồn tại, không bị ném vào lò lửa nếu như toàn bộ hệ thống phòng, chống tham nhũng vào cuộc. Và nếu ai đó cưỡng lại “xu thế, phong trào” chống tham nhũng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, thì coi chừng sẽ bị quăng vào lò lửa cùng với những kẻ tham nhũng.

Những người nhúng chàm tham nhũng đang sợ hãi trước lò lửa đang cháy phừng phừng này. Không chỉ những bị can trong các vụ án vừa mới khui ra đã lần lượt đi vào trại giam, mà còn nhiều người khác, các vụ án khác sẽ lần lượt được khởi tố và xử lý theo pháp luật. Bao nhiêu dự án của các tập đoàn nhà nước đốt cháy hàng ngàn tỉ đồng của nhân dân, chẳng lẽ những người đó không bị ngọn lửa công chính thiêu cháy? Những biệt phủ, những đống cổ phiếu, những tài sản mờ ám của quan chức khắp nơi như thách thức, như trêu ngươi dân chúng. Rồi đây sẽ được làm từng bước, chắc chắn, thận trọng, đúng pháp luật.

Dân chúng tin tưởng, chờ đợi vào công cuộc chống tham nhũng đầy sức mạnh này, không để ngọn lửa lụi tàn. Ngọn lửa này còn phát đi thông điệp, những ai là quan chức hãy liêm chính, bởi vì không trước thì sau cũng bị quăng vào lò hỏa thiêu.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Những ai liên quan đến “đại gia” Trầm Bê đã bị bắt?

P.B |

Chiều 1.8, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an bắt tạm giam 4 tháng để phục vụ điều tra vụ án “Cố ý làm trái…” đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và ông Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank). Tuy nhiên, vụ án này còn những ai liên quan và ông Trầm Bê liên quan như thế nào đến “đại án” Phạm Công Danh - Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB)?

Khối tài sản khổng lồ của bà Hồ Thị Kim Thoa có nguồn gốc từ đâu?

Hà Anh |

Với trị giá cổ phiếu DQC và RDP của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công thương - trên sàn chứng khoán, ước chừng sở hữu gần 1.000 tỉ đồng trong đó bà Thoa đứng tên sở hữu 78 tỉ đồng. Về khối tài sản khổng lồ trên của gia đình bà Thoa, công luận muốn biết: Bằng cách nào bà Thoa và gia đình có được số tài sản đó? Cách kiếm tiền này của bà Thoa và gia đình có hợp pháp hay không? Nguồn gốc số tài sản đó từ đâu?

Hé lộ con đường làm giàu của Trầm Bê - trùm bất động sản và ngân hàng

H.M |

Ông Trầm Bê được “trời phú” cho khả năng nhạy cảm với thị trường, luôn “thức thời” trên thương trường. Khởi nghiệp từ gỗ, ông Trầm Bê sau đó thành công ở nhiều ngành nghề khác nhau như mở bệnh viện, kinh doanh bất động sản, tham gia vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Giải ngân vốn ODA chậm chạp, Thủ tướng nói: “Ông không làm được thì ông thôi, đừng làm”

|

Sửa đổi các điều kiện vay vốn tại các hiệp định theo hướng nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu tránh để tình trạng chỉ định thầu các nhà thầu không đủ năng lực như trường hợp dự án đường sắt tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).

Ông Trầm Bê bị bắt – Sacombank nói gì?

P.B |

Trước thông tin “đại gia” ngân hàng Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank bị bắt cùng nguyên Tổng giám đốc Sacombank Phan Huy Khang, chiều nay (1.8) Sacombank đã nói gì về vụ việc này?

Bộ Công Thương lên tiếng về “án” kỷ luật của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

Đ.T |

Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. Chiều nay, 1.8, Bộ Công Thương đã lên tiếng về vấn đề này.

Trịnh Xuân Thanh đầu thú: 1 tình tiết giảm nhẹ nhưng nhiều tình tiết tăng nặng

Phạm Dung - Nguyễn Hà |

TS Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao đánh giá, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú chưa thể được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vì bên cạnh tình tiết giảm nhẹ này, cơ quan chức năng còn xem xét về rất nhiều tình tiết tăng nặng khác như việc ông này lẩn trốn trong khoảng thời gian dài hơn 300 ngày...

Vì sao ông Trầm Bê bị bắt?

Bảo Thắng |

Việc Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Bộ Công ra quyết định khởi tố ông Trầm Bê về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng đã đánh tan thông tin ông này đã thoát nạn trước đó.

ĐBQH Dương Trung Quốc: Trịnh Xuân Thanh đầu thú là cơ hội để làm rõ “ô dù” to nhỏ đến đâu

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú không chỉ giúp cho các cơ quan chức năng làm rõ những sai phạm của bản thân Trịnh Xuân Thanh mà đây cũng là điều kiện tốt để rà soát lại những thế lực “ô dù” – Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm về việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau hơn 300 ngày lẩn trốn.

Những ai liên quan đến “đại gia” Trầm Bê đã bị bắt?

P.B |

Chiều 1.8, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an bắt tạm giam 4 tháng để phục vụ điều tra vụ án “Cố ý làm trái…” đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và ông Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank). Tuy nhiên, vụ án này còn những ai liên quan và ông Trầm Bê liên quan như thế nào đến “đại án” Phạm Công Danh - Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB)?

Khối tài sản khổng lồ của bà Hồ Thị Kim Thoa có nguồn gốc từ đâu?

Hà Anh |

Với trị giá cổ phiếu DQC và RDP của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công thương - trên sàn chứng khoán, ước chừng sở hữu gần 1.000 tỉ đồng trong đó bà Thoa đứng tên sở hữu 78 tỉ đồng. Về khối tài sản khổng lồ trên của gia đình bà Thoa, công luận muốn biết: Bằng cách nào bà Thoa và gia đình có được số tài sản đó? Cách kiếm tiền này của bà Thoa và gia đình có hợp pháp hay không? Nguồn gốc số tài sản đó từ đâu?

Hé lộ con đường làm giàu của Trầm Bê - trùm bất động sản và ngân hàng

H.M |

Ông Trầm Bê được “trời phú” cho khả năng nhạy cảm với thị trường, luôn “thức thời” trên thương trường. Khởi nghiệp từ gỗ, ông Trầm Bê sau đó thành công ở nhiều ngành nghề khác nhau như mở bệnh viện, kinh doanh bất động sản, tham gia vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Giải ngân vốn ODA chậm chạp, Thủ tướng nói: “Ông không làm được thì ông thôi, đừng làm”

|

Sửa đổi các điều kiện vay vốn tại các hiệp định theo hướng nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu tránh để tình trạng chỉ định thầu các nhà thầu không đủ năng lực như trường hợp dự án đường sắt tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).

Ông Trầm Bê bị bắt – Sacombank nói gì?

P.B |

Trước thông tin “đại gia” ngân hàng Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank bị bắt cùng nguyên Tổng giám đốc Sacombank Phan Huy Khang, chiều nay (1.8) Sacombank đã nói gì về vụ việc này?

Bộ Công Thương lên tiếng về “án” kỷ luật của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

Đ.T |

Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. Chiều nay, 1.8, Bộ Công Thương đã lên tiếng về vấn đề này.

Trịnh Xuân Thanh đầu thú: 1 tình tiết giảm nhẹ nhưng nhiều tình tiết tăng nặng

Phạm Dung - Nguyễn Hà |

TS Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao đánh giá, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú chưa thể được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vì bên cạnh tình tiết giảm nhẹ này, cơ quan chức năng còn xem xét về rất nhiều tình tiết tăng nặng khác như việc ông này lẩn trốn trong khoảng thời gian dài hơn 300 ngày...

Vì sao ông Trầm Bê bị bắt?

Bảo Thắng |

Việc Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Bộ Công ra quyết định khởi tố ông Trầm Bê về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng đã đánh tan thông tin ông này đã thoát nạn trước đó.

ĐBQH Dương Trung Quốc: Trịnh Xuân Thanh đầu thú là cơ hội để làm rõ “ô dù” to nhỏ đến đâu

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú không chỉ giúp cho các cơ quan chức năng làm rõ những sai phạm của bản thân Trịnh Xuân Thanh mà đây cũng là điều kiện tốt để rà soát lại những thế lực “ô dù” – Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm về việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau hơn 300 ngày lẩn trốn.