Phóng sự

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Trong màn sương mờ của thị trường cổ vật: Mua đuổi - bán đuổi

Huy Minh |

Họa sĩ Tuấn Long nói với tôi rằng, người anh em của anh -  Dương Minh Chính - rất am hiểu về cổ vật lẫn giá trị. Tôi cũng nghe có người đánh giá anh Chính là “bậc thầy đồ đá”, “nhà nghề nhất trong giới nhà nghề”. Nhưng Dương Minh Chính chỉ tự nhận mình là một người kinh doanh thuần túy.

Thâm nhập địa bàn nóng thu mua heo chết tràn lan

Nhóm PV |

Xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là địa bàn nóng về tình trạng thu mua heo chết, bởi nơi đây có rất nhiều người buôn bán, thu mua heo chết cung cấp ra thị trường.

Tâm sự của chiến sĩ Không quân trẻ lần đầu ăn Tết xa nhà

Nhật Vũ - Tạ Quang |

Lần đầu tiên ăn tết xa nhà, những tân binh của Trung đoàn Không quân 927 không khỏi bồi hồi và nhớ nhà, nhiều chiến sĩ nhớ ngày này năm ngoái chuẩn bị tết cùng gia đình, bạn bè và người thân. Được sự động viên, khích lệ của thủ trưởng đơn vị và những chiến sĩ đi trước đã làm họ vơi đi nỗi nhớ nhà nhớ người thân và háo hức đón cái tết mới trong đơn vị cùng đồng đội của mình.

Cởi tiếng oan và trở thành Anh hùng

Lãng Quân |

Xuân Canh Tý 2020, ghé qua vùng quê còn nhiều cam khó xã Phượng Vỹ, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, nhóm PV Lao Động không khỏi cảm kích trước niềm vui tròn vẹn của gia đình ông Nguyễn Xước Hiện - nhân vật mà chúng tôi đã theo đuổi bảo vệ suốt nhiều năm, qua nhiều bài phóng sự.

Nữ nghệ sĩ 9x vượt qua sợ hãi, đắm mình cùng xiếc Trăn

Nhật Vũ - Thảo Nguyễn |

Không muốn dừng lại là một nghệ sĩ xiếc đu dây có tiếng tại Việt Nam. Bùi Thu Hương, cô gái vàng của làng xiếc Việt đã lấn sân sang biểu diễn xiếc thú là những chú trăn khổng lồ dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ và tận tình từ người thầy của mình là NSND Tống Toàn Thắng. Cô gái 9x đã vượt qua những nỗi sợ hãi và đang dần vang danh với màn biểu diễn cùng những chú trăn khổng lồ của mình.

Thảm cảnh rùa hoang dã ở Việt Nam: Vào nồi nấu cao, lên bàn nhậu

Tâm Am |

Trước nạn săn bắt, tàn sát, bán buôn, giết thịt, nấu cao rùa, phóng viên Lao Động đã tiến hành điều tra ở hai miền Bắc, Nam. Nếu không có một sự vào cuộc quyết liệt, những con rùa quý hiếm, một thời gian ngắn nữa thôi, sẽ rơi vào tuyệt diệt. Ai đã thờ ơ, ai đã bảo kê bao che để quy định luật pháp bị chà đạp trong những vụ việc tàn sát, bán buôn, giết thịt và nấu cao rùa?

Đôi bàn tay vàng "thổi hồn" cho gốm sứ Việt

Nhật Vũ |

Nghệ nhân Phạm Anh Đạo sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống làm gốm ở Bát Tràng. Do dùng thuốc kháng sinh liều cao khi còn nhỏ mà đôi tai anh gần như bị điếc, khiến khả năng nói và diễn đạt của anh trở nên rất khó khăn. Nhưng bù lại, anh Đạo có đôi “bàn tay vàng”. Anh là nghệ nhận trẻ tuổi nhất của làng gốm Bát Tràng được Sở Công Thương Hà Nội trao tặng danh hiệu nghệ nhân (khi mới 31 tuổi).

Kỳ lạ ngôi làng: Phụ nữ phụ hồ, đàn ông may vá

Nhật Vũ - Phạm Ngọc |

Làng Trạch Xá (Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội) cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng người thiết kế, chuyên tâm tạo mẫu áo dài ở đây lại chủ yếu là đấng mày râu.

Đôi “bàn tay vàng” của nghệ nhân gốm khiếm thính

Nhật Vũ |

Không thể nghe nhưng bù lại nghệ nhân khiếm thính Phạm Anh Đạo - nghệ nhân gốm vuốt tay trẻ nhất làng gốm Bát Tràng lại có “bàn tay vàng”, biến nắm đất vô tri trở thành những chiếc bình gốm, những chiếc vò nghệ thuật khiến nhiều người mê mẩn.

Những "bảo mẫu" chăm lo đàn thú dữ

Nhật Vũ - Thế Quỳnh |

Với những công nhân đang làm công việc được coi là nguy hiểm nhất trong vườn thú Hà Nội thì việc chăm sóc những con sư tử, hổ hay gấu... được coi như chăm sóc những đứa con của mình, họ cười khi con vật khỏe mạnh, và khóc khi không thể cứu chữa được cho chúng.

Cậu bé 10 tuổi sống một mình bơ vơ nơi rẻo cao

Nhật Vũ - Tạ Quang |

LD2109: Bố bỏ đi làm xa khi em mới được 2 tuổi, lúc lên 4 tuổi, mẹ lại bỏ đi lấy chồng để em sống với bà nội. Trớ trêu thay năm 2018 bà nội cũng bỏ em đi theo người khác. Kể từ đó, cậu bé 10 tuổi sống lủi thủi một mình trong ngôi nhà tranh với hàng nghìn khe hở lạnh thấu trời. Đau thương chưa dứt thì cách đây 10 ngày, người bố mà em còn không nhớ mặt đã mất trong một vụ tai nạn trên Lạng Sơn. Hoàn cảnh éo le đó chính là em Đặng Văn Khuyên học sinh lớp 5D, trường tiểu học Thành Long, xã Thành Long (Hàm Yên, Tuyên Quang).

Công nhân tuần đường sắt - những người đi cả vòng trái đất

Nhật Vũ - Hồng Cường |

Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, vẫn có những con người lặng lẽ bám theo từng mét đường ray, âm thầm góp sức để đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu xuôi ngược. Mỗi cung đường sắt dài khoảng 10km, ngày làm việc chia làm 3 ban, mỗi ban 8 tiếng, công nhân đi bộ kiểm tra một lượt đi và về dài 20km rồi tiếp tục bàn giao cho ban khác.

Nữ DJ vũ trường và những cạm bẫy sau ánh đèn sân khấu

Nhật Vũ |

Nữ DJ Phạm Thị Thủy (nghệ danh MiA) chia sẻ phải làm việc xuyên đêm trong những môi trường nhạy cảm, đầy cám dỗ và cạm bẫy của những quán bar, vũ trường..., nhiều DJ đặc biệt là DJ nữ đã phải ngậm đắng nuốt cay, nhẫn nhục và chịu đựng để có thể theo đuổi đam mê của mình.

Những người “đi xuyên núi”

tâm am |

Tôi từng có may mắn nhận giải nhất cuộc thi phóng sự của Báo Lao Động, với bài viết: “A Sàng - anh hùng xuyên qua núi”. Với tư cách là bác sỹ cao cấp, được phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới, lại đương kim Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, khi phóng sự được xuất bản, nhiều người tỏ ra khó tin về hành trình đi tìm con chữ của A Sàng hồi trẻ. Cậu bé người Mông đi bộ từ đỉnh trời Mù Căng Chải (Yên Bái), đi cả tháng ròng sang thủ phủ của Khu tự trị Tây Bắc (bên tỉnh Sơn La) để học chữ.

Vượt qua biến cố, những hiệp sĩ đường phố lại say sưa bắt cướp

Trường Sơn |

Những tưởng sau sự cố 2 "hiệp sĩ" bị sát hại và 3 thành viên khác bị thương tật bởi băng nhóm của Tài “mụn”, các “hiệp sĩ” đường phố Tân Bình sẽ bỏ cuộc. Thế nhưng, khi vết thương liền da, họ gạt qua nỗi đau mất đi đồng đội, tiếp tục lao ra đường bắt từng cướp giật, cống hiến công sức của mình cho sự bình yên của thành phố.

Varanasi - nơi cổ hơn lịch sử, truyền thống và huyền thoại

đỗ doãn hoàng |

Vài lần đến Ấn Độ, cái sự cuộn xiết của dòng người và xe cộ giữa kinh thành nghìn năm Varanasi đặc quánh khói bụi luôn khiến tôi vừa hoan hỉ lại vừa ngán ngại. Nhiều ám ảnh buồn. 

Giải mã “xe điên”: Những dối trá kinh hoàng bên trong trường lái

Nhóm PV Lao Động |

Là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước, song mỗi năm, tỉnh Bắc Ninh vẫn đào tạo và cho “ra lò” khoảng 40.000 bằng lái xe ôtô các hạng. Con số này tương đương với TP.Hà Nội, nơi có diện tích rộng gấp 4 và dân số cao gấp 6 lần. Điều thần kỳ nào đã biến Bắc Ninh trở thành điểm đào tạo hấp dẫn đến vậy?