Cảm hóa lâm tặc về làm bảo vệ rừng

HƯNG THƠ |

Rừng phòng hộ tại tiểu khu 679D và 688 thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông (viết tắt là BQL, huyện Đakrông, Quảng Trị) gần 2 năm trở lại chưa bao giờ hết “nóng” vì tình trạng phá rừng.

Kể từ khi một con đường được mở xuyên rừng phòng hộ, đồng bào Vân Kiều ở cạnh đó đã ồ ạt vào rừng cưa xẻ gỗ. Chủ rừng bất lực cầu cứu, bởi lâm tặc bản địa quá manh động, liều lĩnh. Vì vậy, tỉnh Quảng Trị phải tổ chức nhiều phiên họp, thành lập tổ chốt chặn bảo vệ rừng 24/24h và sử dụng đồng loạt các biện pháp để giữ rừng.

Không sợ chủ rừng

Thôn Vùng Kho của xã Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) nằm bên Quốc lộ 9, cạnh tuyến đường mới mở dẫn vào thủy điện Khe Nghi. Người dân ở Vùng Kho phần lớn là đồng bào thiểu số Vân Kiều, sinh sống bằng nương rẫy, nhưng thời gian gần đây không ít người chuyển sang làm lâm tặc.

Được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng ở tiểu khu 679D và 688, anh Nguyễn Văn Đức - nhân viên BQL đã nhiều lần giáp mặt, lời qua tiếng lại với lâm tặc là người Vùng Kho. “Thấy chúng tôi mang đồng phục, biết là người của BQL rừng, không có quyền bắt người vi phạm, không có dụng cụ hỗ trợ súng ống nên lâm tặc không sợ”.

Vì không sợ chủ rừng, nên có lúc cả mấy chục thanh niên Vùng Kho ngang nhiên vào rừng, cưa cắt gỗ rồi chở về, chủ rừng đến ngăn chặn thì chỉ thẳng mặt đe dọa, xô đẩy. “Có hôm phát hiện mấy thanh niên cưa gỗ, mình đến họ cũng xem như không. Khi họ chất gỗ lên xe, mình ngăn chặn thì họ cứ nhè mình mà gây sự, xô đẩy” - anh Đức kể thêm.

Trước tình hình đó, tỉnh Quảng Trị đã thành lập tổ liên ngành với các thành phần gồm kiểm lâm, công an, bảo vệ rừng chốt chặn trên tuyến đường dẫn vào rừng. Ban ngày, các thành viên trong tổ sẽ được cắt cử vào rừng tuần tra. Suốt chiều dài khoảng 7km có rừng phòng hộ, hễ xuất hiện của người dân Vùng Kho, cán bộ bảo vệ rừng theo sát. Đêm đến, lực lượng sẽ chốt tại lán trại ngay trên đường dẫn vào rừng phòng hộ.

“Chúng tôi còn cử người mắc võng ngủ ở thôn Vùng Kho” - anh Võ Đình Tuấn - Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng BQL, cũng là tổ phó tổ chốt chặn bảo vệ rừng, nói.

Nhờ chốt bảo vệ rừng và có sự hiện diện của lực lượng công an, kiểm lâm, nên lâm tặc tại thôn Vùng Kho có chút chùn bước. Nhưng một số đối tượng vẫn lén lút vào rừng để vận chuyển những hộp gỗ đã cưa xẻ từ trước, hiện còn ngổn ngang tại tiểu khu 679D và 688. Tuy nhiên, khi tình hình phá rừng mới tạm lắng xuống, thì quyết định lập chốt bảo vệ rừng hết thời hạn. Công an và kiểm lâm vừa rời đi, thì dân lại có biểu hiện quay vào rừng, bảo vệ rừng lại tiếp tục bị đe dọa nên cuối tháng 9.2018 vừa rồi, tỉnh Quảng Trị tiếp tục thành lập tổ chốt chặn bảo vệ rừng lần 2.

“Cảm hóa” lâm tặc

BQL hiện quản lý cả mấy chục nghìn hécta rừng, nên không thể tập trung lực lượng chốt thôn Vùng Kho mãi được, ông Nguyễn Công Tuấn - Giám đốc BQL nói rằng: “Lập chốt là biện pháp trước mắt, về lâu dài phải có cách khác”.

Hồ Văn Thuận (SN 1992) sống tại thôn Vùng Kho cùng vợ và 2 người con. Nương rẫy ít, cuộc sống khó khăn nên khi thấy đường xuyên qua rừng được mở, Thuận cùng thanh niên trong bản vào rừng đốn hạ gỗ. Thuận được liệt vào dạng những lâm tặc cộm cán, vì không chỉ đốn hạ gỗ mà còn đe dọa chủ rừng.

“Anh Nguyễn Văn Đức và anh Võ Đình Tuấn cũng từng bị em chỉ thẳng mặt đe dọa, xô đẩy. Cũng may là chỉ mới dừng lại đó chứ chưa có chuyện đánh đấm” - Thuận kể.

Để lấy được gỗ ra khỏi rừng, lâm tặc tại Vùng Kho chế lại xe môtô, thay lốp răng, gia cố khung xe. Khi cây gỗ được xẻ thành hộp, kéo ra đường là chất lên xe, chạy theo tuyến đường mới mở rồi bon bon về bản. “Mỗi lần chở gỗ đi theo đoàn, nếu có kiểm lâm với công an thì trốn, còn bảo vệ rừng thì làm liều” - Thuận cho biết thêm.

Một thời gian khá dài, Thuận làm lâm tặc, kiếm được khá tiền, nhưng từ khi có chốt bảo vệ rừng thì việc vận chuyển gỗ khó hơn. Dần dần, các cán bộ ở chốt bảo vệ tiếp cận Thuận để tuyên truyền và thuyết phục đi làm bảo vệ rừng với mức lương 3 triệu đồng/tháng.

“Cán bộ đến nhà chơi nhiều lần, từ chỗ từng xô xát nhau thành người thân quen. Được giải thích nhiều về việc phá rừng là vi phạm pháp luật, nên em bỏ nghề lâm tặc qua làm bảo vệ rừng” - Thuận cười. Hiện tại, ở chốt bảo vệ rừng, ngoài Thuận còn có Hồ Công Cường (SN 1988, trú tại Vùng Kho) cũng từng làm lâm tặc đã được “cảm hóa”.

Cường cho biết, trước kia do trình độ hạn chế, nên mới vào rừng, cây to cây nhỏ gì cắt hết: “Được cán bộ giải thích mới nhìn ra là Vùng Kho ở dưới chân núi, rừng ở trên đỉnh núi, nếu cắt hết cây đi rồi thì cứ mưa là lũ về. Nương rẫy, nhà cửa rồi cũng bị cuốn”.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Di cung hoán số của “thầy” bắt ma Cao Anh chỉ là tà thuyết

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động về các hoạt động thu tiền làm lễ di cung hoán số, trục vong và bắt ma, giải âm binh diễn ra rầm rộ trong suốt thời gian qua tại Linh Quang Điện của người đàn ông tự xưng là “thầy” Cao Anh, thầy Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM - khẳng định: Đây chỉ là tà thuyết.

Giải cứu cháu bé 4 tuổi bị đối tượng đòi nợ dùng xăng khống chế làm con tin

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tối 10.3, Công an tỉnh Đồng Nai đã khống chế thành công đối tượng Ngô Quý Phương (29 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) khi đang giữ một cháu bé và tự đổ xăng vào người đe dọa tự thiêu.

Bình Dương: Tạm giam 2 Phó giám đốc và 2 đăng kiểm viên để điều tra hành vi nhận hối lộ

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đang thực hiện lệnh khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với 2 Phó giám đốc và 2 đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 61-08D, điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Mở visa, tăng chi tiêu của khách quốc tế để du lịch Việt Nam bứt phá

Thanh Chân |

TPHCM - Chính sách visa của Việt Nam đã có nhiều thay đổi kể từ sau dịch COVID-19, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng điểm nghẽn, ảnh hưởng đến việc đón khách quốc tế. Bên cạnh đó, ngành du lịch cần tìm giải pháp tăng chi tiêu của khách quốc tế nhằm thúc đẩy du lịch Việt Nam bứt phá.

Dự án Khách sạn 5 sao Mường Thanh Cà Mau có nhiều vi phạm

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chỉ ra việc triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm Thương mại, Khách sạn 5 sao Mường Thanh Cà Mau, chủ đầu tư và các cơ quan chức năng có nhiều vi phạm.

Tri ân gia đình liệt sĩ Gạc Ma: Tổ quốc không quên ơn các anh

Thanh Thúy - Hoài Luân |

Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm Lòng vàng Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh Phú Yên thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ. Những món quà không lớn về mặt vật chất nhưng có giá trị tinh thần, là sự tri ân của xã hội trước sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ.

Sắp xuất hiện không khí lạnh gây mưa dông diện rộng, miền Bắc trở rét

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định từ ngày 12.3, một đợt không khí lạnh sẽ tác động đến Bắc Bộ và Trung Bộ khiến thời tiết chuyển biến nhanh chóng.

Vắng người thuê, nhiều tiệm trả mặt bằng, shophouse tại khu đô thị ế ẩm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Những căn shophouse, nhà phố từng được ví như “gà đẻ trứng vàng” với lợi ích kép vừa có thể ở, vừa kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng vốn được giới đầu tư rất ưa chuộng. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, dù các hoạt động kinh doanh đã hồi phục trở lại, nhưng tại một số khu đô thị, khu dân cư tại TPHCM nhà phố thương mại vẫn rơi vào cảnh bỏ không, ế ẩm.