Ước mong cuối đời của một người vợ liệt sỹ

Trần Tuấn |

Trong chuyến đi ghi nhận công tác khắc phục sau cơn bão số 2 trong những ngày tháng 7 này, vào đúng nhà một gia đình chính sách là vợ liệt sỹ vừa bị bão tốc mái, chúng tôi nghe được câu chuyện xúc động về bà Nguyễn Thị Quyền ở xã Thạch Liên (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) ở vậy thờ chồng, nuôi con khôn lớn.

Chồng hy sinh khi con mới 3 tháng tuổi

Ngay từ sáng sớm hôm sau của cái đêm bão số 2 đổ bộ vào đất liền, tâm ảnh hưởng là Nghệ An, Hà Tĩnh khiến cây cối đổ gãy, nhà cửa tốc mái rất nhiều, chúng tôi đến ghi nhận việc hàng xóm, chính quyền đang tất bật lợp lại mái nhà bị bão hất đi của bà Quyền- người vợ liệt sỹ 64 tuổi, ở thôn Phú, xã Thạch Liên. Bà kể trong đêm bão đổ bộ, gió rít lên từng cơn liên hồi rồi tốc hẳn phần mái phía trước ngôi nhà của bà xuống đất, thế là nước mưa tuôn xối xả trong như ngoài. "Lúc đó chẳng kịp làm gì cả, tôi chỉ chạy lại bàn thờ thầm nói với linh hồn chồng là xin phép đặt di ảnh ông, cùng Bằng Tổ quốc ghi công nằm xuống bàn thờ kẻo gió tốc vỡ mất. Miệng lẩm bẩm, tay làm rồi tôi chạy vội sang nhà hàng xóm xin trú bão. Sáng ra về nhà thì lúa gạo, chăn màn đã ướt sạch..." - bà Quyền nói trong nước mắt.

Bà Quyền là người xã Thạch Minh, ở cạnh xã Thạch Liên. Năm 1968, bà lấy chồng là ông Nguyễn Danh Lục về xã Thạch Liên. Cưới về được ít tháng thì chồng lên đường nhập ngũ. Sau đó, chồng được đưa ra Bắc đào tạo lính Tăng thiết giáp. Học xong đi thẳng vào chiến trường Tây Nguyên. "Năm 1975, hòa bình lập lại, hàng ngày xe chở bộ đội về phục viên đầy đường. Thế mà trông mãi chẳng thấy chồng tôi đâu. Tôi nước mắt ngắn dài chờ đợi, ruột gan như lửa đốt. 2 năm sau ông ấy mới về. Lần về này tôi vẫn chưa mang bầu nhưng ông ấy đã phải đi. Một năm sau ông về phép, thì tôi mới mang bầu con gái đầu. Hết phép, ông trở lại đơn vị rồi gần 3 năm sau mới về phép thêm lần nữa thì tôi mang bầu thằng sau. Ông ấy trở lại đơn vị rồi hi sinh ở chiến trường Campuchia năm 1981" - bà Quyền nhớ lại. Đã 36 năm sau ngày chồng hi sinh, nhưng bà Quyền vẫn ở vậy thờ chồng, nuôi 2 con khôn lớn, trưởng thành. Nay cả 2 người con đều đã lập gia đình, con gái lấy chồng, con trai cưới vợ làm nhà ở nơi khác nên bà đang sống một mình.

"Khi chồng hi sinh tôi mới 28 tuổi, lúc đó con gái lớn mới 3 tuổi, cháu trai sau mới được 3 tháng. Cuộc sống lúc đó cơ cực lắm, một thân một mình nuôi 2 con dại, chẳng nghĩ đến chuyện gì khác..." - bà Quyền nhớ lại. Hỏi, sao chồng hi sinh khi mình còn trẻ thế mà bà không tái giá? Bà Quyền thật thà: "Nói thật với chú là cũng có người mất vợ, hoặc đã li hôn ra, vào đặt vấn đề muốn lấy tôi làm vợ nhưng tôi đã từ chối. Tôi nghĩ mình nên ở vậy nuôi con, thờ chồng chứ đi bước nữa tội con cái. Nghĩ thế rồi một thân một mình cặm cụi, vất vả nuôi con. Năm tháng cứ thế âm thầm trôi đi. Rứa mà giờ đã làm bà rồi" - bà Quyền kể.

Mong đưa phần mộ chồng về an táng ở quê nhà

Trước đây, bà Quyền bám ruộng đồng nuôi con khôn lớn. Rồi con trưởng thành lập gia đình. Không còn gánh nặng nuôi con nữa, một năm trước bà Quyền mới trả ruộng, chỉ ở nhà quanh quẩn làm vườn, nuôi con gà kiếm thêm chi tiêu. Hiện, bà Quyền được hưởng chế độ vợ liệt sỹ 1,3 triệu đồng/tháng. "Chú coi chớ, từng đó chẳng thấm vào đâu. Quay đi quay lại, đi mừng đi thăm chưa được nửa tháng đã hết. Thậm chí, tháng nào mà đám cưới họ hàng gần thì chỉ được vài ba nhà" - bà Quyền thật thà. Cứ thiếu trước hụt sau, thiếu thì vay, có trả, cứ thế rồi cuộc sống của bà Quyền cũng trôi qua trong tình làng nghĩa xóm ấm áp, chân thành.

Hỏi về tâm nguyện, bà Quỳnh xúc động nói: "Nay phần mộ của chồng tôi đang ở tỉnh Đồng Nai, xa xôi, tuổi già sức yêu nên tôi khó đi lại hương khói. Tôi muốn đưa phần mộ của chồng về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ ở quê nhà cho gần. Thế nhưng, ước mong này đến nay vẫn chưa thực hiện được...".

Bí thư Đảng ủy xã Thạch Liên, ông Nguyễn Xuân Tuyển nói "Bà Quyền là vợ liệt sỹ chồng hi sinh khi bản thân còn trẻ nhưng vẫn không tái giá, mà ở vậy nuôi 2 con trưởng thành. Điều đó thể hiện đức hi sinh rất lớn, rất đáng trân trọng của một người vợ, người mẹ. Trong cuộc sống hiện nay, dù khó khăn nhưng bà rất chu đáo, làng xóm ai có việc vui, buồn gì bà cũng có mặt chia sẻ. Bà cũng là công dân tốt, chấp hành tốt quy định nhà nước, tham gia đầy đủ ngày công lao động trong lao động tập thể, xây dựng nông thôn mới...". 

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.