Nghỉ thai sản có được tính hoàn thành tốt nhiệm vụ?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn Phòng Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động có nhận được một số câu hỏi của bạn đọc liên quan đến việc phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức; thủ tục nhập hộ khẩu của chồng vào nhà vợ con ở Hà Nội, điều kiện hưởng chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ khi nào?

Bạn đọc 0868351XXX, gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559, hỏi: Cơ quan tôi có trường hợp cô giáo nghỉ thai sản. Cô giáo này cho rằng thời gian nghỉ thai sản vẫn phải được tính là hoàn thành tốt nhiệm vụ có đúng không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 2, điều 5 Nghị định 56/2015/NĐ-CP “Về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức” quy định: Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm, thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức do người đứng đầu quyết định.

Điều 26 Nghị định 56/2015/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ như sau: 1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. b) Các tiêu chí quy định tại điểm b, c, d và đ, khoản 1 điều 25 Nghị định này. 2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: a) Các tiêu chí quy định tại khoản 1 điều này, Điểm b và c, khoản 2, điều 25 Nghị định này; b) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Điều 25 Nghị định 56/2015/NĐ-CP quy định: a)… b) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất; c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc; d) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; đ) Có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

Căn cứ vào các quy định trên, cơ quan bạn có thể đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên đó.

Cách tính chế độ thai sản

Bạn đọc số 02435334XXX, gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559 hỏi về điều kiện, mức hưởng chế độ thai sản

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 31 Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản, theo đó lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Điểm a, khoản 1, điều 39 Luật BHXH 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản: a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điều 32, 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 điều 34, điều 37 của luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH. Căn cứ vào quy định trên, bạn có thể tính được mức hưởng chế độ thai sản của bạn.

Chồng nhập khẩu vào nhà vợ ở Thủ đô thế nào?

Bạn đọc số 01677885XXX, gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961.360.559, hỏi: Trước đây, tôi đi học, có hộ khẩu tại Trường Bách Khoa Hà Nội. Khi ra trường, nhà trường có làm giấy cho tôi chuyển khẩu về quê, nhưng do tôi ở lại Hà Nội làm việc nên không chuyển khẩu về. Hiện gia đình tôi đã có nhà ở một quận tại Hà Nội, vợ, con tôi có hộ khẩu tại đây. Tôi muốn nhập khẩu vào gia đình mình thì có được không, phải làm thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Do Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương và là Thủ Đô, nên việc nhập khẩu của bạn phải theo quy định của Luật Cư trú và Luật Thủ Đô. Điều 20 Luật Cư trú quy định: Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương: Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương: 1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; 2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;”. Khoản 4, điều 19 Luật Thủ Đô quy định: Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành: a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú. Như vậy đối với trường hợp của bạn sẽ được nhập khẩu vào nhà mình theo trường hợp chồng về ở với vợ.

Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại điều 21 Luật Cư trú như sau: 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 20 của luật này. 

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Đang nghỉ thai sản, HĐLĐ hết hạn có bị nghỉ việc?

NAM DƯƠNG |

Bạn đọc có số điện thoại 0166828xxx hỏi: Tôi đang nghỉ thai sản thì hết hạn HĐLĐ, Cty chấm dứt HĐLĐ được không?

Đang nghỉ thai sản, HĐLĐ hết hạn có bị nghỉ việc?

NAM DƯƠNG |

Bạn đọc có số điện thoại 0166828xxx hỏi: Tôi đang nghỉ thai sản thì hết hạn HĐLĐ, Cty chấm dứt HĐLĐ được không?

Nghỉ thai sản có được xét thi đua?

N.Dương |

Đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của Nhà nước và những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản... thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Đang nghỉ thai sản, HĐLĐ hết hạn có bị nghỉ việc?

NAM DƯƠNG |

Bạn đọc có số điện thoại 0166828xxx hỏi: Tôi đang nghỉ thai sản thì hết hạn HĐLĐ, Cty chấm dứt HĐLĐ được không?

Đang nghỉ thai sản, HĐLĐ hết hạn có bị nghỉ việc?

NAM DƯƠNG |

Bạn đọc có số điện thoại 0166828xxx hỏi: Tôi đang nghỉ thai sản thì hết hạn HĐLĐ, Cty chấm dứt HĐLĐ được không?

Nghỉ thai sản có được xét thi đua?

N.Dương |

Đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của Nhà nước và những người có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản... thì thời gian nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu.