Nữ đạo diễn Anne Zohra Berrached: “Tôi muốn trao quyền phá thai muộn cho người mẹ quyết định”

thuỷ nguyên |

“24 tuần” là phim được chọn chiếu mở màn tại Liên hoan phim Đức tại VN. Nữ đạo diễn của phim cũng đồng thời là khách mời đặc biệt của liên hoan.

Chị đã làm hai phim truyện: Phim “Hai người mẹ” và “24 tuần”. Cả hai đều tham gia Berlinale. Vì sao chị chọn liên hoan phim này cho cả hai phim?

Thực ra không phải tôi chọn mà là Berlinale chọn tôi. Nhưng trước đó, tôi cũng biết Berlinale là một LHP đưa ra nhiều vấn đề chính trị xã hội. Phim của tôi cũng đưa ra loại vấn đề đó. Hơn nữa, Berlinale là của người Đức nên mọi tiêu chuẩn của nó đều quá hoàn hảo.

Cả hai phim của chị đều có câu chuyện liên quan đến việc mang thai và sinh nở. Điều đó có phải ngẫu nhiên không?

Bây giờ nhìn lại thì có sự trùng hợp đó nhưng khi làm phim tôi chỉ nghĩ mình muốn kể một câu chuyện xúc động.

“24 tuần” mở ra một vấn đề đạo đức - có phá thai ở tuần thứ 24 hay không, khi thai nhi đã rất lớn và cũng đang đứng trước nguy cơ dị tật bẩm sinh? Vậy tại sao chị lại không chọn một cái kết mở cho câu chuyện?

Đã nói đến đạo đức thì mọi người đều muốn cái kết mở. Nhưng tôi lại chọn một cách cụ thể vì tôi muốn nói đến việc ở Đức có tới 90% người chọn phá thai muộn sau khi phát hiện dị tật ở bào thai đấy. Vì thế, tôi muốn tập trung làm một bộ phim về khía cạnh này, để mọi người biết bản thân người phụ nữ mang bầu và bản thân gia đình bạn bè họ nghĩ gì, khi rơi vào tình huống này.

Có một đoạn thoại trong phim làm khán giả lặng đi. Khi người mẹ vào phòng chăm sóc các em bé dị tật bẩm sinh, người mẹ có hỏi bác sĩ là em bé đã phẫu thuật chưa. Câu trả lời của nhân viên y tế: “Em bé sẽ còn phẫu thuật nhiều lần nữa”. Câu thoại đó ra đời như thế nào, tình cờ hay dựa trên cái gì?

Một điều thú vị trong phim của tôi là những người y tá và bác sĩ đều là người làm nghề thật. Khi tôi đưa ra câu hỏi, chẳng hạn, hôm nay chúng tôi nói về vấn đề trái tim chẳng hạn, thì bản thân họ sẽ nói ra những vấn đề đó. Nên phim từ góc độ nào đó cũng giống như phim tài liệu. Sau đó khi quay về chúng tôi mới làm phim này. Cảnh trong phòng phẫu thuật cũng vậy. Các bác sĩ và nhân viên đều là người làm nghề.

Ở Việt Nam, sàng lọc trước sinh đã trở thành chương trình quốc gia. Nhiều người thấy an tâm vì họ không phải đối mặt với nguy cơ có con bị dị tật bẩm sinh nữa. Tuy nhiên, câu chuyện trong phim “24 tuần” lại không dễ dàng gì. Ở Đức vấn đề khó khăn tâm lý như thế này đặt ra từ bao giờ?

Ở Đức, thậm chí phá thai muộn sau tuần thứ 24 là một vấn đề cấm kỵ không thảo luận. Vì thế, tôi đã làm bộ phim này để cho mọi người thảo luận và đến giờ người ta vẫn thảo luận.

Tôi cũng không làm phim để thay đổi chính sách của chính phủ có cho phép hay không. Vấn đề ở đây là tôi muốn những người phụ nữ có quyền lựa chọn. Người phá thai muộn sau 3 tháng thường mang mặc cảm tội lỗi, họ bị đánh giá rất tồi tệ. Vì thế, tôi muốn đưa trao họ quyền tự do để lựa chọn có phá thai muộn hay không. Thực ra phụ nữ không ai muốn mất con cả. Nhưng những người phá thai muộn thậm chí còn nói dối là tôi bị sảy thai. Họ nói dối vì họ không cảm thấy an toàn, họ thấy sợ bị đánh giá. Họ đưa ra quyết định đó cũng không thoải mái gì nhưng cuộc sống với một đứa trẻ tàn tật cũng không dễ dàng gì.

Chị học ngành tâm lý, nó giúp gì trong quá trình làm phim?

Trước tất cả những gì tôi đã học, đã đọc, đã từng trải qua, tôi đều đặt cá tính của mình vào trong đó. Tôi đặc biệt quan tâm đến việc nhân vật sẽ phản ứng với nhau như thế nào trong các tình huống. Như thế, khán giả có thể thấy cách các nhân vật tìm giải pháp cho vấn đề của mình khi không còn lựa chọn nào cả. Với diễn viên, tôi quan tâm đến việc làm thế nào để diễn viên bộc lộ hết nội tâm của mình, cách họ xử lý với nhân vật.

Chị có bố là người Algieri, lại từng làm việc ở Anh, Cameron... Môi trường đa văn hóa đó tác động đến phim của chị như thế nào?

Tôi sinh ra và lớn lên ở Đông Đức. Tôi nghĩ mình luôn muốn làm phim một cách thẳng thắn nhất, chân thực nhất. Đây là cái ảnh hưởng rất nhiều nền văn hóa nơi tôi sinh ra.

Thông điệp trong phim có áp dụng được với phụ nữ Châu Á không vì cấm kỵ ở Châu Á còn lớn hơn ở Đức?

Thông điệp chung chắc cũng như vậy thôi. Những nơi nào phụ nữ càng bị cấm đoán thì càng phải cố gắng cho quyền lợi của họ. Ở đây chúng tôi muốn nói nhiều hơn đến những người phụ nữ vì những người đàn ông có bao giờ họ phải mang bầu đâu.

Có một lần một phóng viên hỏi tôi tại sao cô lại để người phụ nữ quyết định sẽ làm gì với đứa trẻ, mà không phải là người đàn ông. Khi người phụ nữ nói Tôi không muốn đứa trẻ này còn người đàn ông thì nghĩ ngược lại. Một phóng viên hỏi tại sao không để cả hai bàn bạc và đưa ra quyết định chung. Bạn biết đấy, thiên chức của người mẹ, người phụ nữ là người mang đứa con trong bụng mình, nên cô ấy cần là người quyết định. Không thể tưởng tượng người đàn ông lại đi quyết định cho cái cô ấy mang trong người được.

Tôi không ủng hộ phá thai muộn mà tôi ủng hộ việc người phụ nữ được đưa ra quyết định có phá thai hay không.

thuỷ nguyên
TIN LIÊN QUAN

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.