Danh ca Khánh Ly: “Tôi chỉ là người đồng hành trong âm nhạc cùng Trịnh Công Sơn”

Đặng Chung |

Khánh Ly trở lại Hà Nội, khi tiết trời đang chuyển sang thu, để khởi động tour xuyên Việt “Khánh Ly: 55 năm hát tình ca”. Mấy năm vừa rồi, bà đi hát nhiều hơn, dù giọng ngày càng khàn, dù chỉ đứng và hát trên sân khấu bằng một chân. Cũng trong lần trở về này, bà đã trải lòng về sóng gió đời mình, sự biết ơn với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi đã cho bà cơ hội được hát, được khán giả yêu thương.

“Ngoài hát ra, tôi còn biết làm gì”

55 năm đứng trên sân khấu, trải qua không ít thăng trầm trong cuộc đời, giờ đây điều gì là quan trọng nhất với bà?

- Tôi yêu hát vô cùng. Mấy năm vừa rồi tôi đứng có một chân (Khánh Ly bị thần kinh tọa - PV), tôi đi hát mà tôi đứng bằng một chân thôi đó. Mà tôi vẫn cứ tiếp tục. Bây giờ người tri kỷ cũng đã đi rồi, không hát, thì tôi còn biết làm gì.

Nói mọi người không tin, chứ 55 năm qua, tôi đi hát nhưng không biết nốt nhạc nào cả, cứ hát là hát thôi. Hồi trước, ông Trịnh Công Sơn đàn cho hát, ông cũng không bảo là phải hát như này mới là đúng nhạc, ông ấy cứ cho hát tự nhiên thôi.

Trong sự nghiệp, Khánh Ly từng hát rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ khác, nhưng khán giả thường gắn tên bà với âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Bà có bao giờ tự hỏi vì sao?

- 16 tuổi tôi đã bước lên sân khấu. Lúc đó không đủ tuổi để hát ở vũ trường, tôi nói dối tuổi để được hát. Một đứa nhỏ 16 tuổi lúc đó chẳng biết gì đâu, cũng chẳng xác định mình sẽ trở thành ca sĩ.

Tôi cũng không biết mình thành công từ lúc nào. Nhưng phải chắc chắn rằng nhờ âm nhạc của Trịnh Công Sơn mà khán giả biết tới và yêu thương tôi nhiều hơn. Nếu không có âm nhạc của Trịnh Công Sơn chưa chắc mọi người đã biết và yêu Khánh Ly nhiều như vậy. Tôi biết ơn vì điều đó.

Chắc lúc đó, Trịnh Công Sơn thấy tôi “buồn cười” quá nên ông ấy rủ tôi từ Đà Lạt về TPHCM hát. Rồi sau đó, làm quen với nhạc Trịnh và gắn bó từ đó đến giờ.

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn cũng cứu rỗi đời tôi. Kết hôn ở tuổi 17, khi chưa biết tình yêu là gì. 18 tuổi đã làm mẹ của hai đứa con, trong khi mình chả có tý kiến thức và tâm lý sẵn sàng làm mẹ. Rồi trải qua 2 lần kết hôn nữa với không ít sóng gió. Từ đó đến giờ, tôi vẫn coi hát là cách để giải tỏa nỗi buồn, để mình sống mạnh mẽ và lạc quan hơn.

Có ai nói với bà, khi buồn mà nghe Khánh Ly hát nhạc của Trịnh Công Sơn, sẽ bị đẩy đến tận cùng nỗi buồn, nhưng đã nghe rồi thì sẽ “nghiền”?

- Sai rồi. Người buồn khi nghe nhạc, điều làm họ buồn hơn là họ nghe phải những bài vui. Còn mình buồn, nghe được tâm sự của một người nào đó buồn, sẽ cảm thấy được an ủi, chia sẻ.

Nó chỉ có một lý do duy nhất, bởi ông Trịnh Công Sơn là người đầu tiên có những cách ví von rất lạ về tình yêu vào giai đoạn đó. Ví như “sỏi đá cũng cần có nhau”, “màu nắng hay là màu mắt em”, “nắng có còn hờn ghen môi em”... Nó lạ lùng lắm, vì lạ nên được yêu và được chú ý. Đó cũng là lý do hồi trẻ, tôi không hiểu ông Trịnh Công Sơn viết gì, nhưng vẫn thích.

Mối quan hệ của bà và Trịnh Công Sơn có thể gọi tên là gì?

- Khi ông Sơn mới mất, có những người nhận mình là người yêu của Trịnh Công Sơn. Tôi có thể tự nhận điều đó, rất có lý và sẽ không ai thắc mắc cả. Nhưng trái tim có lý do của nó, tôi không thể “ăn cắp” thứ không phải của mình. Tôi không thể nhận vơ được, xấu hổ lắm. Tại sao tôi với ông Sơn không thể yêu nhau? Lý do: Ông Sơn không bao giờ yêu người nào đã có gia đình. Tuyệt đối thế! Khi tôi gặp ông Trịnh, tôi đã có chồng và 2 con.

Tôi chỉ là người đi bên cạnh Trịnh Công Sơn, người bạn đồng hành trong âm nhạc của ông mà thôi.

Người già có cái hay của người già!

Làm show hát tình ca ở tuổi 73, lại là liveshow xuyên Việt, lại chỉ một mình hát trên sân khấu, mỗi show vài chục bài. Không ngẫu nhiên các cụ đúc rút: “Gừng càng già càng cay”!

- Đương nhiên một người đã 73 tuổi không thể hát khỏe như hồi 23 tuổi. Giọng cũng thều thào lắm rồi, nhưng già có cái hay của già chứ!

Tôi biết nhiều khán giả thương mình, vì chỉ cần nhìn thấy Khánh Ly là họ nhìn thấy kỷ niệm một thời tuổi trẻ. Nên giời còn thương, còn cho sức khỏe thì cứ hát thôi.

Đến thời điểm này, có ước mơ nào mà bà vẫn đang ấp ủ, chưa thực hiện được hay không?

- Mơ ước đẹp của mỗi người chỉ có ở giai đoạn tuổi trẻ, còn với một người ở tuổi trên 70 như tôi, thì làm gì có thời gian để mơ ước. Dẫu có mơ ước thì làm sao có thời gian để thực hiện. Thành ra tốt hơn hết là: “Xếp lại mơ non cùng ước bể/ Bờ bến xa xin hẹn lại một lần”. Nếu kiếp này mình không đạt được, thì kiếp sau làm tiếp. Lo gì! Tôi luôn nghĩ ông trời chia đều hạnh phúc cho tất cả mọi người. Nếu kiếp này chưa có thì kiếp sau sẽ có.

Lúc buồn, bà thường làm gì?

- Tôi sẽ đi ra sau nhà, ngồi đó. Không làm gì cả, không nghĩ gì cả. Vì khi buồn, đầu óc, tâm trí sẽ không được thoải mái và tốt nhất là nên im lặng. Vì niềm vui dễ chia sẻ hơn, còn nỗi buồn là chuyện của mình, nên mình không chia sẻ với ai được. Có lẽ lỗi tại tôi, quá tham lam. Những người tham lam thì thường không được gì cả. Nếu an phận thì tốt hơn.

Đằng sau sân khấu, Khánh Ly là một người vợ, người mẹ như thế nào?

- Yêu rất mù quáng. Yêu con mà không biết lý do. Con cái làm gì cũng thấy yêu hết. Tôi cũng rất nghe lời chồng, chồng bảo làm gì cũng nghĩ là chồng đúng. Thế thôi, chỉ biết làm đến thế thôi. Chồng cũng không bao giờ phàn nàn, mình cũng không bao giờ hỏi chồng có vừa lòng về mình không.

Khi chồng mất, tôi hoàn toàn không biết cái gì cả. Từ giấy tờ, nhà cửa, bảo hiểm, xe cộ. Tôi không hiểu như thế là tốt hay xấu. Vì khi còn sống, cái gì chồng cũng làm thay Khánh Ly hết rồi.

Bây giờ những điều tôi làm, cũng là vì chồng. Khi còn sống ông muốn mình như thế. Chẳng hạn như “Em không được béo quá, diêm dúa quá, không được cắt tóc. Em phải toàn tâm toàn ý mà hát, em không được tiền bạc quá”. Tôi làm gì cũng nhớ đến những lời đó của chồng.

Từ năm 2015, khi chồng qua đời, tôi đi hát nhiều hơn. Vì ở nhà thấy cô quạnh quá. Cho đến ngày xa ông rồi, mới thấy đã may mắn có ông ấy trong cuộc đời mình. Tất cả những gì mình làm cho ông ấy, tưởng là đủ nhưng không bao giờ đủ.

Bà thường chia sẻ nhiều về chồng, nhưng ít khi nhắc tới các con. Trong số 4 người con, có ai theo nghiệp của mẹ không?

- Tôi không muốn con theo. Tôi làm nghề này hơn 50 năm, đã trải qua những vinh - nhục. Tôi biết mình là người may mắn nhiều quá, nhưng tôi không biết may mắn đó có tiếp tục “rơi” xuống con mình không. Thành ra, tôi hướng con học văn hóa, kiến thức. Tôi chỉ có tâm nguyện con sống tử tế là được rồi, đâu cần phải là ca sĩ, hay người nổi tiếng.

Cảm ơn bà đã chia sẻ!

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.