“Cuộc chiến giữa nhân loại và muỗi vằn được xếp hàng đầu trên toàn cầu hiện nay”

Thuỷ Nguyên |

Chững lại trong 3 tuần qua, dịch sốt xuất huyết (SXH) hiện lại đang đứng trước nguy cơ gia tăng trở lại, khi mùa mưa đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm. PGS.TS Phan Trọng Lân cùng “Buffet cuối tuần” nhìn lại chặng đường “quyết đấu” với SXH vừa qua và những mối lo thường trực về dịch bệnh gây phiền toái này.

“Hơn 40% dân số toàn cầu có nguy cơ mắc bệnh SXH”

Dịch SXH năm nay ở ta bị cho là đến sớm hơn, kéo dài hơn, tốc độ bùng phát khó kiểm soát hơn... Xét trong tương quan chung với các nước cùng mối lo, thì tình hình tại Việt Nam hiện đang ở mức nào, thưa ông?

- Sự gia tăng ca mắc SXH xảy ra khi có sự thay đổi của 4 yếu tố (tác nhân gây bệnh, véc tơ truyền, khối cảm thụ và biện pháp phòng chống) theo hướng bất lợi. Trong khi đó, với tình hình bệnh SXH hiện tại, ở khu vực ghi nhận có sự chuyển đổi chủng huyết thanh mới, thì số người chưa có miễn dịch với chủng huyết thanh này tăng lên, nên số mắc, cũng như nguy cơ dịch sẽ gia tăng.

Mặt khác, mùa mưa lại đến sớm hơn mọi năm, khi cộng đồng còn chủ quan chưa kịp dọn dẹp ổ chứa lăng quăng. Trứng muỗi lại có sức chịu hạn cao, có thể tồn tại qua mùa khô, chờ mưa xuống là nở. Mỗi con muỗi cái có thể đẻ 4-5 lần; mỗi lần 100-200 trứng ở rất nhiều dụng cụ chứa nước trong cùng một lần. Do vậy, mật độ muỗi càng cao hơn bình thường, ngay từ đầu năm. Chưa kể đến việc kết hợp với quá trình phát triển đô thị hóa và giao lưu đi lại cao làm thay đổi quần thể miễn dịch...

Sự gia tăng này vẫn nằm trong xu hướng chung của thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số mắc SXH trong 50 năm qua đã gia tăng gấp 30 lần và lan rộng ở 128 quốc gia trên thế giới với 3,9 tỉ người (hơn 40% dân số toàn cầu) có nguy cơ mắc bệnh. Hàng năm, có 390 triệu người nhiễm bệnh, 96 triệu trường hợp có triệu chứng. Theo thống kê trên thế giới, SXH năm nay cao hơn năm trước. Cứ mỗi 10 năm, số mắc SXH lại gia tăng gấp đôi. Và Việt Nam không là ngoại lệ.

Sau một loạt biện pháp phòng chống, hiện tình hình đã được kiểm soát đến đâu, thưa PGS?

- Tình hình bệnh SXH tại khu vực phía Nam đang chững lại trong 3 tuần qua. Kết quả đó là nhờ vào sự can thiệp quyết liệt của chính quyền các cấp, y tế địa phương và đặc biệt là người dân. Mùa mưa hiện sắp đến giai đoạn đỉnh điểm và số ca mắc SXH đang dừng lại ở mức cao. Vì vậy, nguy cơ SXH sẽ gia tăng trở lại là hoàn toàn có thể xảy ra. Các biện pháp phòng chống SXH vì thế cần thường xuyên hơn, quyết liệt hơn, đồng bộ hơn và kiên trì hơn nữa.

Hàng chục tỉ đồng đã được chi cho hoạt động phòng chống SXH hàng năm. Con số đó theo ông liệu có “khiêm tốn”, hay là một cái giá quá đắt mà chúng ta đang phải trả cho việc chưa kiểm soát được dịch bệnh?

- Để phòng, chống sốt xuất huyết, đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, gắn liền với văn hóa, phát triển kinh tế, xã hội. Làm tốt vấn đề quy hoạch đô thị, cung cấp nước phù hợp (hạn chế dụng cụ chứa nước), xử lý phế thải; song song với việc người dân thường xuyên, kiên trì hàng tuần kiểm tra, phát hiện và loại trừ nơi tồn tại của loăng quăng bọ gậy, phát triển..., sẽ bớt phải căng mình để chống dịch. Chỉ riêng kinh phí cho y tế trong việc giám sát, mạng lưới cộng tác viên ở những nơi nguy cơ cao, số kinh phí trên vẫn còn khiêm tốn.

Đồng thời, kinh phí cần được cấp ngay từ đầu năm để các công tác phòng chống SXH được triển khai nhanh, chủ động và mang lại hiệu quả cao. Cùng một số tiền, nếu đầu tư sớm để phòng ngừa chủ động, sớm và liên tục từ đầu năm sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo dịch, làm chậm tốc độ lây lan dịch bệnh, góp phần giảm mắc, giảm quá tải cho bệnh viện, giảm số ca tử vong SXH và đặc biệt là giảm thiểu chi phí xã hội do dịch bệnh SXH gây ra... 

“Đến hẹn lại lên” nên dễ lơ là, chủ quan

Việt Nam từng đẩy lùi đại dịch SARS chỉ trong vòng 45 ngày, nhưng dịch SXH ở VN cho đến nay vẫn là một vấn nạn thường niên. Cái khó hơn ở đây là gì, thưa ông?

- Bệnh lây qua đường hô hấp dễ kiểm soát hơn so với bệnh lây qua véc tơ. Vì véc tơ là trung gian truyền bệnh di động nên càng khó khăn trong kiểm soát. Điểm thuận lợi nữa của dịch SARS là dịch bệnh mới nổi, có tỉ lệ tử vong cao nên dễ dàng lôi kéo mọi người, kể cả chính quyền và cộng đồng tập trung mọi nguồn lực, đầu tư đầy đủ về nhân lực, vật lực, tài lực, quyết tâm khống chế dịch bệnh. Những tập trung đầu tư này chỉ cần diễn ra trong thời gian ngắn.

Trong khi đó, SXH là dịch bệnh lưu hành từ trước đến nay nên dễ gây ra sự lơ là, chủ quan. Kiểm soát véc tơ truyền bệnh đã khó, các cấp chính quyền lại thường chỉ tập trung đầu tư vào một khoảng thời gian ngắn trong năm, bằng việc tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng hoặc khi dịch bệnh SXH ở đỉnh cao; chứ khó đầu tư liên tục nhiều tháng, nhiều năm vào hoạt động phòng chống SXH.

Chủ quan, lơ là, không huy động nguồn lực đủ, hoặc đầu tư không toàn diện, thiếu ổn định sẽ bỏ lỡ việc phòng ngừa chủ động. Do đó, để kiểm soát tốt và hiệu quả bệnh SXH, chúng ta cần thực hiện kiên trì, liên tục ngay từ đầu năm và nhiều năm mới có thể hạ nhiệt được dịch.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đến nay đã có 128 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch. VN từng khiến một số nước (trong số 25 nước có dịch) cử người sang học cách khống chế dịch SARS, vậy ngược lại, liệu VN có thể học hỏi gì từ các nước đã ít nhiều khống chế được dịch SXH?

- Bệnh SXH chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng chống SXH là biện pháp tổng thể, kể cả khi nghiên cứu vắc xin ngừa bệnh SXH thành công thì để kiểm soát triệt để bệnh SXH vẫn rất cần sự ý thức, trách nhiệm của mỗi hộ dân, vai trò chỉ đạo của chính quyền cơ sở và nỗ lực của ngành Y tế trong kiểm soát sớm, hiệu quả các ổ dịch SXH, như các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Về lâu dài, Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất 5 chiến lược trọng tâm bao gồm: Nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh SXHD; giám sát kết hợp (Dịch tễ - Vi rút - Côn trùng) và đáp ứng chống dịch (xử lý ổ dịch và dập dịch); kiểm soát véc tơ bền vững bằng cách diệt lăng quăng/bọ gậy là chính; đẩy mạnh nghiên cứu vắc xin phòng ngừa bệnh SXH...

Gần đây, thế giới cũng đã ghi nhận những thành công của Singapore và Cuba trong việc kiểm soát bệnh SXH. Dấu ấn chung đậm nét giữa 2 quốc gia này chính là việc có một chiến lược kiểm soát ổ chứa lăng quăng dài hạn, xuyên suốt và bền vững với nguồn lực đầu tư tốt, ổn định và sự tham gia quyết liệt của các đơn vị ngoài ngành Y tế từ trung ương đến tận khu phố/làng xóm.

Dù vậy, cuộc chiến giữa nhân loại và muỗi vằn - thủ phạm gây ra cái chết cho nhân loại được xếp hàng đầu trên toàn cầu hiện nay, theo thống kê của WHO.

Nhiều chuyên gia đã lên tiếng ủng hộ việc công bố dịch, khi đã đủ điều kiện. Thế nhưng, động thái đó lại được cho là sẽ gây ảnh hưởng, thất thu cho ngành du lịch nước nhà. Cách nào để dung hòa giữa trách nhiệm của ngành Y và lợi ích kinh tế của ngành du lịch?

- Khi một sự kiện y tế công cộng nói chung, các bệnh dịch nói riêng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng như số mắc/chết tăng bất thường, lây lan nhanh, thất bại trong điều trị, xảy ra nhiều ở nhóm nguy cơ, có các yếu tố gây trở ngại hay trì hoãn thực hiện các biện pháp y tế (thiên tai, thời tiết không thuận lợi, nhiều ổ dịch bệnh), sự kiện xảy ra ở nơi mật độ dân cư đông; vượt quá khả năng của y tế cần hỗ trợ bên ngoài như huy động nguồn lực toàn xã hội cho công việc kiểm soát dịch;

Cần có chỉ đạo và phối hợp đồng bộ của chính quyền các sở/ban/ngành chặt chẽ và thông tin rộng rãi, thống nhất tới cộng đồng. Khi xảy ra dịch bệnh, các nước trên thế giới có thể có tên gọi khác nhau về thông báo dịch bệnh, hay công bố dịch, thường gồm 5 nội dung: Tên bệnh dịch; Thời gian, địa điểm và quy mô xảy ra dịch; Nguyên nhân, đường lây truyền, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch;

Các biện pháp phòng, chống dịch; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm. Các nội dung này phải được thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai các biện pháp chống dịch.

Thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đã có nhiều nỗ lực đưa tin khách quan và kịp thời tình hình dịch bệnh và đáp ứng của ngành Y tế cho cộng đồng, từ đó giúp nâng cảnh giác của người dân trước tình hình dịch bệnh SXH nói riêng và bệnh truyền nhiễm nói chung. Đó là sự minh bạch và công khai thông tin dịch bệnh của ngành Y tế cho người dân và xã hội. Xin cảm ơn ông.

Thuỷ Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.