Đột ngột xoay chiều chính sách và hệ lụy pháp lý

Công Minh |

Đại án ngân hàng- cần nhìn nhận nguyên nhân sâu xa, khách quan hơn từ khiếm khuyết của chính sách quản lý không theo kịp sự bùng nổ của thị trường.

Cũng như cung cách điều hành chính sách kinh tế còn lúng túng, “giật cục”, áp đặt theo tư duy mệnh lệnh hành chính, chưa đo lường được những tác động của các quyết định chính sách một cách căn cơ, bài bản theo nguyên lý của thị trường. Theo đó, rủi ro tiềm ẩn của nó có thể còn lớn hơn nhiều những vụ án được đong đếm qua số tiền thiệt hại.

Vài năm gần đây, những vụ án lớn về kinh tế với số lượng cán bộ ngân hàng dính vào vòng lao lý khá nhiều. Hai vụ đại án Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm hầu tòa về tội cố ý làm trái, vi phạm các quy định về cho vay... gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng.

Bài học đau xót, trả giá đắt cho những vi phạm mà một số bộ ngân hàng gây ra đã rõ. Nhưng có lẽ cần nhìn nhận nguyên nhân sâu xa hơn từ khiếm khuyết của chính sách quản lý không theo kịp sự bùng nổ của thị trường. Rủi ro tiềm ẩn có thể còn lớn hơn nhiều những vụ án được đong đếm qua số tiền thiệt hại.

Chính sách đột ngột xoay chiều

Giai đoạn 2007-2008, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao (GDP trên 8%/năm) nhờ mở rộng vốn đầu tư. Tuy nhiên, ngay sau đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ Mỹ làm phân đoạn chu kỳ kinh tế nước ta trở nên ngắn hơn, cung tiền cho nền kinh tế thay đổi nhanh chóng: Từ 2006 đến 8.2008 tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế tăng trưởng nóng.

Từ tháng 10.2008 đến cuối năm 2010: tập trung ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, lúc này thực hiện gói hỗ trợ lãi suất có giá trị tương đương 1 tỷ USD.

Nhưng sang 2011, lạm phát bùng phát trở lại, chỉ số CPI ở mức 18,58% đó là hệ quả một thời của tín dụng tăng trưởng nóng, bình quân trên 30%, thậm chí năm 2006 tăng kỷ lục 51,54%, song hành là chính sách tài khóa cũng mở rộng, hàng ngàn dự án đầu tư ở các cấp được phê duyệt, đến mức nợ công trình XDCB dở dang từ ngân sách lên trên 100 ngàn tỷ, tạo ra cả bong bóng BĐS và chứng khoán.

Cuối tháng 2.2011 lại là cuộc hành trình thắt chặt cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ. Nóng, lạnh đột ngột của công tác điều hành kinh tế vĩ mô mang đến hệ quả khó lường: Nếu chỉ xét về thành tích kiềm chế lạm phát cuối 2012 được coi là thành công mỹ mãn, CPI về 6,81%.

Nhưng cơ thể của nền kinh tế hay của doanh nghiệp, đang có lượng vốn, ví như là máu trong cơ thể 10 lít, giảm đột ngột về 5-6 lít, thì tình trạng “sống thực vật” của hàng ngàn doanh nghiệp là tất yếu. Để ngăn chặn rủi ro nổ bong bóng TTCK và BĐS ở Việt Nam, NHNN bằng Chỉ thị 03 đã giới hạn cho vay chứng khoán được đưa về 3% tổng dư nợ của TCTD, kế tiếp Thông tư 13 đưa hệ số rủi ro quy đổi rủi ro đối với dư nợ cho vay chứng chứng khoán và bất động sản lên 250%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc siết chặt việc cho vay vào hai lĩnh vực này bằng yêu cầu về vốn cho phòng ngừa rủi ro cao hơn.

Một trong những chức năng nhiệm vụ của những nhà hoạch định chính sách là cảnh báo rủi ro và đưa ra lộ chỉnh điều chỉnh có báo trước, nhưng một thời các nhà quản lý nóng vội mà không lường hết hậu quả, độ trễ chính sách.

Cách làm này được ví như hình tượng cỗ xe khổng lồ đang chạy tốc độ cao đột ngột thắng gấp, thì đổ vỡ, tai nạn là tất yếu. Phải thừa nhận khách quan và thẳng thắn rằng, bong bóng bất động sản, chứng khoán tăng cao có lỗi từ điều hành chính sách và khi nó đột ngột xì hơi mạnh mẽ, khiến nợ xấu ngân hàng tăng cao cũng xuất phát từ nguyên nhân quan trọng từ điều chỉnh chính sách quá mau lẹ.

Phản ứng của thị trường với chính sách “mau lẹ”

Từ năm 2011 đến đầu năm 2012, có lúc lãi suất vay vốn qua đêm giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng lên đến trên 30% để giải quyết vấn đề thanh khoản căng thẳng. Để chặn đà tăng nóng của tín dụng, cạnh tranh đẩy lãi suất cả huy động và cho vay cao ngất ngưởng, xà ngang về trần lãi suất huy động vốn không quá 14% được NHNN đưa ra tức thì.

Người kinh doanh khờ nhất cũng hiểu rằng huy động vốn từ thị trường I (cá nhân và các tổ chức không phải TCTD) với phần trả lãi ngoài cho khách hàng bằng nhiều cách lách khác nhau có thể chi tới 5% thì tổng lãi suất huy động được vốn từ thị trường I mới chỉ lên đến 18-19%/năm, thấp hơn nhiều so với phần vay từ thị trường II (vay mượn lẫn nhau giữa các TCTD) tới 30%.

Phản ứng của thị trường hay của người chơi theo hướng có lợi nhất cho mình cả người gửi và người nhận tiền là tất yếu. Đây cũng chính là căn nguyên dẫn đến nhiều cán bộ ngân hàng phải vướng vào tội danh “vi phạm các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả”. Điều này có thể hình dung được khi ông Hà Văn Thắm và bà Nguyễn Thị Nga nguyên lãnh đạo của Oceanbank có những lập luận của mình là chi lãi suất ngoài là để cứu ngân hàng.

Đâu là bài học?

Ở đây, cần rút ra những bài học thất bại của thị trường, cũng như bất cập trong tư duy thiết kế và điều hành chính sách.

Lớn nhất là bài học chưa tôn trọng triệt để quy luật của kinh tế thị trường, trong thiết kế điều hành chính sách kinh tế còn nghiêng về công cụ hành chính, xử lý nhiều biện pháp tình huống nhưng chưa nhất quán với định hướng chiến lược về phát triển vận hành đồng bộ các loại thị trường như thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường bất động sản.

Thứ hai, bài học về sự không theo kịp sự phát triển thị trường của hoạt động dự báo, của tư duy thiết kế chính sách, của tư duy sử dụng công cụ điều tiết hoạt động của thị trường, nhất là thị trường tài chính, thị trường BĐS ở một số cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ ba, cần nhất quán trong hoàn thiện thể chế chính sách theo đúng nguyên lý thị trường, để minh bạch, an toàn cho các nhà đầu tư kinh doanh, trong đó các chủ nhà băng cũng như cán bộ làm kinh doanh trong ngành này không còn nơm nớp lo sợ tội “hình sự” bỗng nhiên rơi xuống đầu.

Sau cùng, đã đến lúc cần lượng hóa cụ thể những mặt được và mặt rủi ro của chính sách một cách thận trọng để thấy rõ thành tích và trách nhiệm từ cán bộ tham mưu đến lãnh đạo quyết định chính sách thì mới có thể nâng cao chất lượng thể chế chính sách, giảm thiểu những hệ lụy mà nó gây ra cho nền kinh tế.

Công Minh
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.