Nhiều trường đại học bất ngờ tăng học phí, tân sinh viên bị "úp sọt"

Đặng Chung |

Những ngày qua, thí sinh trúng tuyển đợt 1 năm 2017 rục rịch chuẩn bị cho cuộc sống của tân sinh viên, “khăn gói” về trường để làm thủ tục nhập học. Thế nhưng, nhiều em đã bị “sốc” khi nhà trường thông báo về mức học phí tăng “chóng mặt” so với các năm trước.

Trước đó, ngay khi vừa được phê duyệt đề án tự chủ, nhiều trường liền tăng học phí lên gấp 2-4 lần.

Sinh viên hoang mang vì bị “úp sọt”

Một tuần qua, các tân sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội bày tỏ sự hoang mang, khi trên fanpage của nhà trường thông báo về “Đề án thí điểm mức thu học phí mới”.

Cụ thể, đối với các sinh viên trúng tuyển, nộp hồ sơ nhập học sau ngày 4.7, trường sẽ áp dụng thu mức học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2017 - 2018 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm - tăng gấp đôi so với trước.

“Nếu biết trước, em đã chọn đăng ký nguyện vọng ưu tiên vào Đại học Thương mại. Em thích trường này nhưng năm nay trường tăng học phí, nên chọn Đại học Công nghiệp vì nghĩ học phí thấp hơn. Ai ngờ lên nhập học mới biết học phí cũng tăng gấp đôi. Em thật sự bị sốc, vì nhà em cũng không khá giả. Tiền ăn, tiền trọ đắt đỏ, nay lại thêm gánh nặng học phí nữa” – Thu Trang (Nam Định) chia sẻ.

Tương tự Nguyễn Thành Tuấn (Hưng Yên) chưa kịp vui mừng khi nhận giấy báo trúng tuyển, thì nghe tin năm học 2017-2018, Đại học Công nghiệp tăng học phí. Tuấn đang suy nghĩ có nên học hay không, vì lo chi phí đi học tốn kém, lại chưa biết ra trường có xin được việc hay không.

Ngoài ĐH Công nghiệp, hàng loạt trường khác cũng tiến hành tăng học phí khi được phê duyệt đề án tự chủ. Có điều, nhiều trường không thông báo trước cho người học về kế hoạch tự chủ của mình, khiến sinh viên “trở tay không kịp”.

Nhiều sinh viên của Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đang hoang mang vì từ năm 2018, học phí của trường sẽ tăng từ 2,5-4 lần, lên tới 4,4 triệu đồng/tháng với ngành bác sĩ đa khoa. Điều đáng nói, tháng 3.2017 (thời điểm trước khi thí sinh đăng ký dự thi), trường này công bố đề án tuyển sinh trên web của Bộ GDĐT nhưng thông tin về học phí không đúng với quy chế.

Thay vì phải nêu rõ mức học phí dự kiến thì mục này chỉ vỏn vẹn một câu: “Nhà trường sẽ công bố trên website sau khi được UBND TPHCM phê duyệt đề án tự chủ tài chính”.

Không ít trường khác cũng như vậy. Nhiều sinh viên bày tỏ cảm giác như bị “lừa”, trong khi quy chế tuyển sinh yêu cầu phải công khai trong đề án tuyển sinh, thì các trường cứ úp mở.

Mức học phí cao cũng là một trong những rào cản, nỗi lo đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Tự chủ là tăng học phí?

Hiện Chính phủ đang soạn thảo nghị định về cơ chế của các trường ĐH, CĐ phấn đấu đến năm 2020, 100% các trường ĐH, CĐ đều hoạt động tự chủ. Và khi các trường tiến hành tự chủ, thì nguồn kinh phí chi thường xuyên “bao cấp” của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, các trường ĐH sẽ buộc phải tăng học phí.

“Việc tự chủ là tất yếu, là thuộc tính của ĐH. Tự chủ không chỉ có tăng học phí, mà còn tự chủ về mặt học thuật, về bộ máy, chất lượng. Tuy nhiên, muốn nâng cao chất lượng, trường ĐH phải có tiền để đầu tư, nên tăng học phí là tất yếu. Nhưng rõ ràng, người học không đóng thì Nhà nước phải hỗ trợ, Nhà nước không chi thì người học phải đóng. Không thì nhà trường lấy đâu kinh phí để đầu tư cho chất lượng giáo dục, trang thiết bị, trả lương cho giảng viên...” – PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội - bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, khi các trường thực hiện tăng học phí sẽ gây khó khăn lớn cho đông đảo NLĐ có thu nhập thấp có con đi học đại học.

Dù ủng hộ cơ chế tự chủ đại học, Khổng Văn Quang – SV Đại học Y Hà Nội - vẫn bày tỏ băn khoăn về cách tăng học phí quá đột ngột và quá cao của các trường hiện nay. Quang cho rằng, các trường ĐH hãy nghĩ đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, trước khi tăng học phí. Cứ đà này, dần dần chỉ con nhà giàu đi học ngành y, hay những ngành hot nhất trong các trường ĐH. Con nhà nghèo, dù có muốn cũng đành ngậm ngùi vì không đủ tiềm lực kinh tế để theo.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Nguyên lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học “hiến kế” để trường sư phạm "hot" như ngành công an

Đặng Chung |

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) - cho rằng, bài toán nâng cao chất lượng đầu vào trường sư phạm không khó, nếu ngành giáo dục được trao quyền chủ động về mặt nhân sự, để có thể đảm bảo được đầu ra cho sinh viên sư phạm.

Nghịch lý mùa tuyển sinh 2017: Những chuyện vui - buồn

Đặng Chung |

Chưa bao giờ trong lịch sử tuyển sinh đại học của Việt Nam có chuyện thí sinh đạt 29 - 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 vào đại học. Cũng chưa bao giờ ngành sư phạm lại rớt giá “thảm hại” như năm nay, điểm chuẩn thấp kỷ lục mà vẫn “ế”. Mùa tuyển sinh 2017 đang đi qua với không ít nghịch lý, phần nào bộc lộ một cách trần trụi nhất về bức tranh đào tạo nhân lực cho Việt Nam hiện nay.

Đầu vào ngành sư phạm thấp: Nên chuyển hết cao đẳng sư phạm thành trường nghề

Đặng Chung (thực hiện) |

Nhìn vào bức tranh điểm chuẩn của các trường sư phạm năm 2017, nhiều người công tác trong ngành giáo dục xót xa. Lo lắng về chất lượng giáo viên tương lai, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) kiến nghị: Nên chuyển hết trường cao đẳng sư phạm ở địa phương thành trường nghề, để giải bài toán nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Nguyên lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học “hiến kế” để trường sư phạm "hot" như ngành công an

Đặng Chung |

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) - cho rằng, bài toán nâng cao chất lượng đầu vào trường sư phạm không khó, nếu ngành giáo dục được trao quyền chủ động về mặt nhân sự, để có thể đảm bảo được đầu ra cho sinh viên sư phạm.

Nghịch lý mùa tuyển sinh 2017: Những chuyện vui - buồn

Đặng Chung |

Chưa bao giờ trong lịch sử tuyển sinh đại học của Việt Nam có chuyện thí sinh đạt 29 - 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 vào đại học. Cũng chưa bao giờ ngành sư phạm lại rớt giá “thảm hại” như năm nay, điểm chuẩn thấp kỷ lục mà vẫn “ế”. Mùa tuyển sinh 2017 đang đi qua với không ít nghịch lý, phần nào bộc lộ một cách trần trụi nhất về bức tranh đào tạo nhân lực cho Việt Nam hiện nay.

Đầu vào ngành sư phạm thấp: Nên chuyển hết cao đẳng sư phạm thành trường nghề

Đặng Chung (thực hiện) |

Nhìn vào bức tranh điểm chuẩn của các trường sư phạm năm 2017, nhiều người công tác trong ngành giáo dục xót xa. Lo lắng về chất lượng giáo viên tương lai, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) kiến nghị: Nên chuyển hết trường cao đẳng sư phạm ở địa phương thành trường nghề, để giải bài toán nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.