Biên chế là gì mà giáo viên chấp nhận đổi tình?

Đặng Chung |

Những ngày qua, hai từ “biên chế” tiếp tục trở thành từ khoá nhạy cảm đối với giáo viên. Một cô giáo, vì được hứa hẹn sẽ cho vào biên chế, mà đã chấp nhận đổi tình. Câu chuyện đang gây ầm ĩ dư luận và khiến không ít nhà giáo xót xa.

Đổi tình lấy biên chế

Do muốn vào biên chế, cô giáo đang dạy hợp đồng tại một trường tiểu học ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc đã quan hệ tình cảm với ông hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường và chấp nhận để ông này quay clip sex. Sau đó, ông này dùng clip để uy hiếp.

Chịu không nổi cách hành xử của vị hiệu phó, cô giáo phải tố cáo và cầu cứu khắp nơi. Theo lời tố cáo, sau khi xin được dạy hợp đồng ở trường này, cô luôn bị ông hiệu phó gạ gẫm chuyện sex. Hiệu phó hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cô trong công tác giảng dạy, lo vào biên chế nếu chịu quan hệ tình cảm. Và cô đã chấp nhận đánh đổi.

Nay vụ việc vỡ lở, cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra, nhưng hiện cô giáo không được tiếp tục ký hợp đồng với trường, gia đình mất hạnh phúc. Ông hiệu phó cũng bị kỷ luật, không tái bổ nhiệm.

Câu chuyện trên đang gây xôn xao dư luận và khiến nhiều nhà giáo đau lòng. Biên chế là gì mà có những giáo viên chấp nhận mất cả danh dự để có được? Biên chế là gì mà khiến giáo viên chấp nhận dạy hợp đồng hàng chục năm với đồng lương bèo bọt, để mòn mỏi chờ?

Trước sự việc, rất nhiều người trách móc cả cô giáo và ông hiệu phó, khi mượn từ “biên chế” để thanh minh cho những hành động trái với đạo đức nhà giáo của mình.

Nhưng có một thực tế, chuyện biên chế, từ một chế độ đãi ngộ đối với những người làm nhiệm vụ “trồng người”, nay đã bị làm méo mó, phải đi xin xỏ mới có được.

Giáo viên mòn mỏi “mai phục” vào biên chế

Hồi tháng 5.2017, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra ý tưởng "sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức đối với giáo viên ở một số trường phổ thông". Câu nói này về sau được diễn dịch thành chuyện “bỏ biên chế giáo viên” và lập tức khiến đội ngũ nhà giáo sôi sục.

Thầy cô phản ứng là bởi có một thực tế, để có được một suất biên chế trong ngành giáo dục, giáo viên phải chạy chọt đủ đường. Thậm chí, có người còn đánh đổi cả gia đình, nhân phẩm (dĩ nhiên trường hợp này là cá biệt). Khó khăn mãi mới vào được, tại sao lại bỏ biên chế? 

Nhưng đó cũng là mặt trái của biên chế, dù nó đang là “lá chắn” giúp thầy cô yên tâm công tác, được coi trọng và không lo mất việc.

Tại cuộc họp tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018 do Bộ GDĐT tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thẳng thắn chỉ ra tình trạng cử nhân ra trường chạy việc rất khó, giáo viên phải dạy hợp đồng, “mai phục” để chờ vào biên chế.

Ngay sau những chia sẻ này, rất nhiều thầy cô thừa nhận có chuyện “mai phục”, “chạy tiền” để được một suất biên chế như lời Phó Thủ tướng nói.

Cô Đỗ Thị T, giáo viên một trường cấp hai ở Yên Bái, ngậm ngùi chia sẻ câu chuyện của mình, khi chấp nhận xa bố mẹ, “chạy” lên miền núi làm giáo viên, cũng vì hai chữ “biên chế”.

Cô kể: “Tôi còn nhớ mãi ngày nhận được giấy báo trúng tuyển cao đẳng sư phạm. Khi đó, bố tôi đang lợp mái bếp, bố nhảy xuống cầm tờ giấy sung sướng, còn tôi thì rơi nước mắt. Vì thời điểm năm 2005, tỉnh Hưng Yên của tôi, cao đẳng sư phạm có giá lắm, không mất tiền học phí và ra trường thì được phân việc ngay, nên điểm đầu vào cũng cao chót vót”.

Có điều, đúng năm cô T ra trường, tỉnh không sắp xếp được việc cho cử nhân sư phạm vì đang thừa giáo viên. Cô T nghẹn ngào: “Mòn mỏi chờ ở quê không xin được việc, tôi đã chấp nhận lên Yên Bái công tác, nhưng cũng tốn không ít tiền của của bố mẹ.

Công tác 4 năm trầy trật mới chen được vào 2 chữ biên chế. Và bây giờ mỗi ngày phải chèo đèo, đi quãng đường 20km đến trường dạy học và nhận về 4 triệu đồng/tháng. Lắm lúc muốn buông bỏ, nhưng lại nghĩ tới tâm sức của bố mẹ nên cố gắng. Mỗi khi thấy gia đình bạn bè ở quê tụ họp, mình không về được, buồn đã đành, lòng còn thấy ngổn ngang”.

Rất nhiều thầy cô khác cũng chung hoàn cảnh như cô T. Đấy là cô còn may mắn vào được biên chế, chứ không ít giáo viên hợp đồng, vừa dạy, vừa phập phồng lo mất việc.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.