Phát triển du lịch tự phát, đảo Điệp Sơn mất kiểm soát về an ninh trật tự

Châu Tường |

Do phát triển du lịch tự phát, đảo Điệp Sơn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) trở thành điểm nóng về an ninh trật tự.

Với phong cảnh hoang sơ, đặc biệt là con đường đi bộ đẹp như lụa, đảo Điệp Sơn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) thu hút khá đông du khách đến tham quan, cắm trại. Chính vì phát triển du lịch tự phát, nơi này trở thành điểm nóng về an ninh trật tự. Tại đây thường xuyên xảy ra cảnh tượng xô xát, giành giật khách giữa các đơn vị kinh doanh du lịch. 

Doanh nghiệp độc quyền khai thác du lịch?

Một hướng dẫn viên ở Nha Trang phản ánh, do phát triển tự phát, không có đơn vị đứng ra quản lý nên tại đảo Điệp Sơn xảy ra tình trạng lộn xộn, thậm chí bảo kê khai thác dịch vụ.

Cụ thể, để đi ra Điệp Sơn, các doanh nghiệp đưa khách qua bến đò Vạn Giã bằng ca nô. Ở đây, có doanh nghiệp du lịch, được cho là CP Sơn Nam, độc quyền đưa đón khách qua đảo. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được đơn vị này “cho phép” đi (!).

Ngày 12.8, trong vai khách du lịch, chúng tôi đến Điệp Sơn. Anh hướng dẫn viên đi cùng cho biết, Điệp Sơn có 3 đảo là hòn Ó, hòn Quạ và hòn Bịp được nối với nhau bởi 3 con đường giữa biển. Con đường dài và đẹp nhất là nằm ở đảo Hòn Bịp - đó mới là Điệp Sơn mà mọi người thường nhắc tới.

Tuy nhiên, anh này cho hay, Công ty CP Sơn Nam đang thuê đất làm ăn ở đây. Tại Hòn Bịp, Cty Sơn Nam làm bến, cầu tàu riêng để đưa ca nô của họ cập bến.

Trong khi chờ mọi người để lên ca nô, chúng tôi bị một thanh niên lôi kéo nói rằng chúng tôi bị lừa, nếu đi bên công ty chúng tôi đã đặt tour thì chỉ đi Hòn Ó thôi chứ không ra được Điệp Sơn và chào mời chúng tôi sử dụng dịch vụ. Tình trạng chèo kéo khách ở đây diễn ra khá phổ biến.

Sau khi rời bến, khoảng 15 phút trên biển, ca nô cập vào bến tạm để chúng tôi xuống.

Một nhóm du khách bị chặn lại không được vào điểm du lịch để chụp ảnh, tham quan. Ảnh: Châu Tường

Từ bến này có thể nhìn thấy bến ca nô của Cty Sơn Nam, thấy cầu tàu mà anh hướng dẫn viên đã nói với chúng tôi. Chúng tôi phải đi bộ men theo bờ biển để đến được nơi có con đường giữa biển.

Theo quan sát, tại đây, có rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đi bộ trên con đường hiện ra khi thủy triều xuống. Tuy nhiên, bãi biển ở đây khá nhiều rác, nằm ngổn ngang khắp nơi.

Sẽ xác minh, xử lý

Cũng tại đây, chúng tôi chứng kiến cảnh một đoàn khách đến từ Trung Quốc, Singapore và nhóm bạn trẻ từ TP.HCM bị chặn lại không được vào khu vực này để tham quan.

“Khách lẻ có thể qua lại thoải mái, tụi em chỉ chặn khách tour, khách công ty khác do họ biết rồi mà vẫn đưa khách vào đây” - một nhân viên được cho là người của Cty Sơn Nam nói.

Nhóm khách này được yêu cầu nếu muốn vào đây tham quan, chụp ảnh thì quay về bờ và đi bằng ca nô của Cty Sơn Nam với giá là 200.000 đồng/người (vé khứ hồi).

bến ca nô,cầu tàu của Công ty Sơn Nam
Bến ca nô và cầu tàu của Công ty Sơn Nam đặt tại hòn Bịp. Ảnh: Châu Tường

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ngọc Khiêm - Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh - cho hay, huyện cho Cty Sơn Nam thuê đất để khai thác du lịch tại Điệp Sơn trong 5 năm, bắt đầu từ ngày 1.7.2017. Tuy nhiên, doanh nghiệp này không có quyền cấm cản du khách đến tham quan tại đây.

“Chúng tôi sẽ xác minh lại thông tin và trong tuần này sẽ tiến hành họp với các đơn vị liên quan để giải quyết vấn đề này” – ông Khiêm nói.

Về vai trò của ngành du lịch trong việc quản lý địa điểm này, bà Nguyễn Thị Lệ Thanh - Phó GĐ Sở Du lịch Khánh Hòa - cho biết, vì Điệp Sơn là điểm du lịch mới, tự phát, còn hoang sơ và chưa có bộ máy quản lý hoàn chỉnh nên còn nhiều vấn đề xảy ra. Sở cũng đã nắm được thông tin và sẽ có ý kiến, phản ánh với UBND huyện Vạn Ninh chấn chỉnh tình trạng này để không ảnh hưởng đến hình ảnh của du lịch Khánh Hòa.

Châu Tường
TIN LIÊN QUAN

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

Gói tín dụng nhà ở 120.000 tỉ: Ai được hỗ trợ, lãi suất bao nhiêu?

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Mức lãi suất thấp theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, dự kiến thấp hơn 1,5-2% so với mức vay thông thường của ngân hàng. Trong đó, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng chủ yếu tập trung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh tế.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Khó khăn mới đi vay, doanh nghiệp ngao ngán vì bị ép mua bảo hiểm nhân thọ

THÙY TRANG |

Đã khó khăn mới đi vay tiền nhưng doanh nghiệp lại phải bỏ ra 20 triệu đồng/năm mua bảo hiểm nhân thọ thì mới được vay. Câu chuyện các ngân hàng thương mại bắt buộc doanh nghiệp, người dân phải mua bảo hiểm nhân thọ mới cho vay không phải mới, nhưng sau những ồn ào thời gian qua, nhiều doanh nghiệp mới dám lên tiếng về kiểu móc nối vô lý này.

Bao giờ VEC hoàn trả đường dân sinh cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi?

Hiếu Anh |

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cam kết, quý III/2022 sẽ hoàn trả các tuyến đường dân sinh mượn để thi công công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuy nhiên đến nay, VEC vẫn chưa thực hiện.

Cần Thơ: Dự kiến 4 - 5 tháng nữa mới có đủ vật tư y tế cho điều trị

Phong Linh |

Theo dự kiến, đến khoảng 4 - 5 tháng nữa, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới đảm bảo đủ vật tư y tế cho điều trị.