Tiếp sức giấc mơ đến trường cho con công nhân lao động

A.Nhiên - T.Huyền |

Nhiều năm qua, chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh của tổ chức công đoàn (CĐ) TPHCM đã góp phần tiếp sức các học sinh là con công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn đến trường, đưa các em đến gần hơn với ước mơ của mình.

Vượt lên nghịch cảnh

Trò chuyện cùng chúng tôi, ánh mắt chị Trần Thị Cẩm Giang vẫn không rời đứa con gái bé bỏng của mình. Giọng chị gần như nghẹn lại khi nhớ lại khoảng thời gian năm 2009, khi bé Nguyễn Hoài Thương ra đời: “Sinh cháu ra tôi sốc và khủng hoảng, nó giống như một cơn ác mộng khi con mình sinh ra không tay, không chân”. Nuốt nước mắt vào lòng, anh chị lại phải tiếp tục sống, làm việc để nuôi con. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Lợi làm công nhân tại Cty TNHH IS Việt Nam (KCN Tây Bắc Củ Chi), hai mẹ con chị rong ruổi đi bán vé số trên khắp các con đường. Chị kể, có những ngày, bé Hoài Thương không có sữa uống, chị vừa tủi vừa thương con rồi hai mẹ con cứ ôm nhau khóc. Nhưng những khó khăn đó chưa phải là tất cả bởi gia đình chị bị hàng xóm xa lánh, dè bỉu. Chị bộc bạch: “Họ nói chắc do gia đình tôi ở ác nên mới đẻ ra đứa con tật nguyền. Lúc đó tôi chỉ muốn ôm con quyên sinh để được giải thoát, chứ đi đâu cũng phải quấn con kín mít, sợ mọi người nhìn thấy”.

Cuộc sống gia đình chị không chỉ là những ngày buồn bởi trái với vẻ ngoài khiếm khuyết, Hoài Thương lại luôn mỉm cười, vui vẻ và đặc biệt em rất ham học. Ước mơ đến trường của con đã giúp chị có thêm động lực tiếp tục sống, quyết tâm để con đến đường. Không phụ công cha mẹ, Hoài Thương càng lớn càng tỏ rõ là một đứa bé kháu khỉnh, thông minh, bất chấp những khó khăn, thiệt thòi trên cơ thể mình. Hiện Hoài Thương đang là học sinh lớp 3 của Trường Tiểu học Liên minh Công Nông (huyện Củ Chi). Mấy năm đến lớp, Hoài Thương luôn là học trò ngoan, gương mẫu, được thầy yêu bạn mến. Ngoài giờ học trên lớp, về nhà em còn giúp ba mẹ những công việc trong gia đình như quét nhà, rửa ấm chén…

Có mặt trong buổi lễ nhận học bổng Nguyễn Đức Cảnh, Hoài Thương ngồi xe lăn với ánh mắt lấp lánh và khuôn miệng luôn cười khiến những người có mặt trong buổi lễ đều xúc động. Nhận phần học bổng, em ríu rít: “Hôm nay được nhận quà em vui lắm, em sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ vui và không phải lo cho em nhiều nữa”.

Đôi tay khẳng khiu, đầy những vết sẹo, chốc chốc người lại run lên… là những gì mà cô bé Trần Thủy Tiên (học sinh lớp 9 Trường THCS Lý Chính Thắng, huyện Củ Chi) phải chịu đựng nhiều năm qua. Khi được sinh ra, Thủy Tiên là một đứa trẻ lành lặn như bao người, thế nhưng, năm hai tuổi, em bị phỏng cấp độ hai, phải trải qua nhiều lần phẫu thuật khiến cuộc sống của em gần như thay đổi với những vết bỏng từ trên mặt kéo xuống người. Trớ trêu thay, khi nỗi đau ấy còn chưa nguôi thì em gái của Tiên là Trần Hồ Kim Tuyến mắc phải căn bệnh bại não, khó khăn chồng chất khó khăn.

Thời điểm ấy, ba mẹ của Thủy Tiên là anh Trần Thanh Tùng và chị Trần Thị Thanh Thúy (cùng làm công nhân Cty TNHH Nệm Vạn Thành, huyện Củ Chi) phải gắng gượng vượt qua nỗi đau, chắt chiu từng đồng lương công nhân ít ỏi để lo tiền thuốc thang cho chị em Tiên, vừa phải trả tiền thuê trọ.

Bản thân Thủy Tiên, những thiệt thòi về thể chất, lại khó khăn, thiếu thốn mọi bề không làm em nản lòng, từ bỏ việc học hành. Ngược lại, em luôn nỗ lực hết mình trong học tập bởi đây là con đường duy nhất để sau này có thể giúp gia đình có cuộc sống đầy đủ, no ấm hơn. Thủy Tiên bộc bạch: “Em vui và hạnh phúc khi gia đình em dù khó khăn, nhưng mọi người đều yêu thương nhau, là chỗ dựa cho nhau trong cuộc sống”.

 

Cần thêm những tấm lòng

Là một trong những học sinh được nhận học bổng Nguyễn Đức Cảnh lần này có Nguyễn Dũng Anh Minh. Anh Minh năm nay 15 tuổi, cuộc sống của Minh thiếu vắng tình thương của cha từ khi còn nhỏ khi một căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi người cha của em. Bản thân Minh bị bệnh phong thấp, em hay đổ mồ hôi. E ngại vì bệnh của mình, Minh lúc nào cũng giấu đi đôi tay của mình. “Em ít giao tiếp với bạn bè vì em rất ngại, sợ các bạn chê cười” - Minh tâm sự. Đối với Minh, người gần gũi với em nhất và là nơi để em chia sẻ mọi điều vui buồn, đó chính là mẹ. Minh bộc bạch: “Mẹ luôn động viên để em tự tin hơn, vượt qua mặc cảm để giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Phần học bổng hôm nay cũng là món quà em muốn dành tặng cho mẹ vì những hy sinh mẹ đã dành cho em”.

Cũng có nghị lực phi thường là em Nguyễn Trần Quang, học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ. Sinh ra trong gia đình nghèo khó tại một huyện ngoại thành, 12 năm sống chung với căn bệnh suy tủy nhưng Quang vẫn là học sinh giỏi toàn diện 8 năm liền. Quang kể: “Em rất may mắn có được sự dạy dỗ từ ba là một giáo viên tiểu học và mẹ là nhân viên trạm y tế xã. Ở trường, mọi người cũng đều biết và hiểu hoàn cảnh của gia đình em. Em luôn tự nhắc nhở mình phải cố gắng học tập, rèn luyện để có một tương lai tươi sáng”.

Đánh giá về các học sinh là con em công nhân lao động khó khăn nhận học bổng, bà Trần Kim Yến – Chủ tịch LĐLĐ TPHCM nhận xét: “Mỗi em là một tấm gương tiêu biểu về tinh thần lạc quan, vượt khó, nỗ lực học tập, chăm ngoan, hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ và thầy cô”. Bên cạnh đó, bà Yến bày tỏ mong muốn, để chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh tiếp tục đồng hành cùng con công nhân lao động trên con đường học tập, LĐLĐ TP rất cần sự ủng hộ, quan tâm và hỗ trợ của các mạnh thường quân, công nhân lao động và cộng đồng xã hội.

A.Nhiên - T.Huyền
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo nghi lễ Tế nữ quan trong ngày khai hội Đền Mẫu Âu Cơ

Tô Công |

Sáng 28.1 (mùng 7 tháng Giêng), tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống, tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ, tại đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa).

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Những lễ hội đầu Xuân Quý Mão 2023 đang thu hút đông đảo du khách

Hải Minh |

Vào dịp đầu Xuân năm mới, nhiều lễ hội diễn ra trên cả nước thu hút đông đảo du khách và người dân đến dự.

Mặc cả lãi suất, xuất hiện ngân hàng chào mời mức lãi tới gần 13%

Lan Hương |

Lãi suất cao nhất lên tới gần 13%. “Mặc cả” là thói quen tưởng chỉ áp dụng khi mua đồ ở chợ nhưng hiện tượng khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng phải biết “mặc cả” để được lãi suất cao ngày càng phổ biến. Lãi suất thực tế tại một ngân hàng tại quầy giao dịch chênh lệch tới 3% so với lãi suất công khai niêm yết trên website.

Tuyển sinh năm 2023: Nhiều kỳ thi riêng sẽ được tổ chức

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2023, thí sinh có thể đăng kí tham dự nhiều kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy, tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

Kịch bản bất ổn của thị trường dần lộ rõ khi lùi lịch điều chỉnh giá xăng

Cường Ngô |

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ đầu năm 2022 đến nay, chiết khấu từ đầu mối nhập khẩu cho thương nhân phân phối xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu rất thấp, thời điểm này xuống 0 đồng/lít tại kho đầu nguồn.