CUỘC THI “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Cô giáo Hoa ở thung lũng Chim Bay

TRẦN HÓA |

Dưới cái nắng như thiêu đốt ở huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi), trên con đường lởm chởm sỏi đá, em Hồ Văn Ka cứ ôm khư khư đôi dép ở trước ngực, mặt hớn hở bước đi bằng đôi dép cụt “mõm”. Hỏi, có dép mới sao em không mặc? Em nhỏ nhẹ: “Quà của cô giáo Hoa xin cho, em để dành”.

Nơi yêu thương bắt đầu

Lần lữa mãi chúng tôi mới “hẹn hò” được với cô Ngô Thị Hoa - Hiệu trưởng Trường tiểu học Trà Nham, huyện miền núi Tây Trà ở thung lũng Chim Bay - một cuộc “hẹn hò” toát mồ hôi bởi con đường vào trường (cách đường chính) gần 10km nhấp nhô toàn sỏi đá…

Vừa gặp, cô Hoa trấn an ngay: “Đường bữa nay đã đỡ hơn nhiều, trước đây tôi phải mất gần hai ngày mới vào đến trường”.

Đó là vào năm 1996, ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Phạm Văn Đồng, cô Hoa quyết định trở về quê hương Trà Bồng (Quảng Ngãi) nghèo khó của mình để thực ước mơ ấp ủ bấy lâu. Và như định mệnh đã sắp đặt. Một năm sau, cô được phân công phụ trách giảng dạy tại các điểm trường vùng sâu, vùng xa xã Trà Nham, huyện Tây Trà.

Ngày đầu tiên đến nhận lớp ở vùng đất mới, cô giáo Hoa không thể tưởng tượng nổi, con đường vào trường lại quá khó khăn đến vậy, gần hai ngày đi bộ, vừa đi vừa xin nghỉ ở nhà dân. Đến nơi, đôi chân cô phồng rộp, rướm máu. Cô đau đớn và đôi lần thầm trách số phận đưa đẩy mình đến nơi “khỉ ho cò gáy này”.

Nhưng rồi, sau một tuần bám trụ trong ngôi trường tồi tàn, rách nát, sân trường chỉ toàn sỏi đá, nhếch nhác bẩn thỉu; hằng ngày chứng kiến cảnh học trò đến lớp chỉ với cái áo mỏng manh, chân trần lấm bẩn; hay những buổi mưa rào, gió thốc khiến những chỗ áo bị rách, da chúng tím tái đi vì lạnh; cô Hoa mới chợt nhận ra rằng, những đứa trẻ nơi đây chịu quá nhiều thiệt thòi, cần được yêu thương và bù đắp...

Bây giờ, điều làm cô giáo Hoa cảm thấy hạnh phúc nhất là ngày ngày được thấy học trò của mình ngồi học, nô đùa trong sân trường khang trang, sạch sẽ... Ảnh: T.H
Bây giờ, điều làm cô giáo Hoa cảm thấy hạnh phúc nhất là ngày ngày được thấy học trò của mình ngồi học, nô đùa trong sân trường khang trang, sạch sẽ... Ảnh: T.H

Cô giáo đi “xin”

Vì thương các em, sau những buổi dạy, cô Hoa thỉnh thoảng dành thời gian “vi hành” trong xóm bản, để tận mắt chứng kiến cuộc sống của học trò mình. Và mười lần như một, mắt cô ngấn lệ khi thấy cảnh học trò của mình ngồi bên bữa ăn chỉ có măng rừng, muối trắng… Gia đình nào “khá giả” thì có thêm vài ba con cá, miếng thịt.

Những lần “vi hành” đầy cảm xúc, luôn khiến cô mất ngủ, trằn trọc. Nhất là những đêm đông lạnh buốt, cô ngồi nhìn ra thung lũng Chim Bay, nơi có vài chấm sáng hiu hắt phát ra từ những ngôi nhà dưới chân núi mà thương. Thương vì cô biết đêm nay các em ngủ sẽ bị lạnh, thương vì cô chắc chắn ngày mai các em đến lớp chỉ bằng những tấm áo cũ mỏng manh, rách rưới.

Sáng ngày, cô Hoa tìm cách liên lạc với những bạn bè, đồng nghiệp khắp nơi trên cả nước với mong muốn cho các em được tấm áo ấm nhưng không có kết quả. Không chịu bỏ cuộc, cô tiếp tục chia sẻ những hình ảnh sinh hoạt, học tập, ăn ở đầy khó khăn của học trò lên Facebook.

Sau nhiều năm kiêm trì kêu gọi đến “chai mặt”, những tấm áo ấm, tập vở, trang sách, đến từng gói bánh… ở mọi miền đất nước bắt đầu gửi về tặng cho cô trò trường Tiểu học Trà Nham. Đặc biệt, năm 2015, nhóm từ thiện ở TP.Hồ Chí Minh; nhóm thiện nguyện Quảng Ngãi; thầy cô, phụ huynh đã hoàn thành công trình đường bêtông, làm đường, sửa nhà vệ sinh… trị giá gần 200 triệu đồng.

Vì thấy cơ sở vật chất của trường quá tạm bợ, nhếch nhác, Bộ Công an và Thành đoàn Đà Nẵng đã trao kinh phí xây dựng 7 phòng học mới thay thế cho các phòng học tạm bợ cho nhà trường gần 1,2 tỉ đồng, hoàn thành đúng dịp khai giảng năm học 2016 - 2017. Ngoài ra, ở 3 điểm trường lẻ, phòng học cũng được đầu tư xây dựng kiên cố, vững chãi giữa núi rừng.

Sau khi nhận được tiền hỗ trợ xây trường, vì thiếu mặt bằng, cô Hoa đã nhiều lần kiến nghị với lãnh đạo địa phương, nhưng không giải quyết được vì người dân không đồng ý. Công trình phải gián đoạn nhiều tháng.

Trong thời gian đó, cô Hoa đã âm thầm đi gặp từng chủ đất, với mong muốn “xin” đất xây trường thì người dân ai cũng đồng tình, ủng hộ. Họ bảo “hiến đất xây trường cho con em học thì sẵn sàng, chứ hiến đất cho xã, cho chính quyền thì nhất quyết không chịu” - cô Hoa kể lại.

Thung lũng hạnh phúc

Hôm chúng tôi ghé thăm ngôi trường đúng lúc cô Ngô Thị Hoa chuẩn bị phát gần 300 đôi dép cho học trò của mình. Đó là món quà của tiểu thương ở chợ Quảng Ngãi tặng. Ngay sau được sự đồng ý của các tiểu thương, tôi phải huy động các giáo viên mỗi người một xe máy chạy về trung tâm TP.Quảng Ngãi cách điểm trường hơn 100km để chở lên cho các em” - cô Hoa chia sẻ.

Dù món quà chỉ là những đôi dép cũ bị “ế” của tiểu thương, nhưng đối với các em học sinh nghèo nơi đây, nó rất mới, mới đến nỗi các em không dám mang: “Em để dành đến khi đôi dép cũ bị đứt hẳn em mới mặc dép mới. Em cảm ơn” - em Hồ Thị Chi - lớp 5B rụt rè nói.

Để có được ngôi trường khang trang, sạch sẽ, học sinh chăm ngoan như ngày hôm nay, ròng rã hơn 20 năm qua, cô Hoa đã không ít lần rơi nước mắt về những kỷ niệm buồn vui với học trò vùng cao, về những tâm sự sâu kín, về những nỗi niềm cuộc sống gia đình, riêng tư. “20 năm qua, dù trải qua nhiều khó khăn, thử thách, đã đôi lần tôi muốn bỏ cuộc.

Nhưng mỗi lần chứng kiến cảnh thiếu thốn, thiệt thòi của các em nơi đây thì trái tim tôi rung động và quyết tâm “xin” cho bằng được. Bây giờ, điều làm tôi cảm thấy hạnh phúc nhất là ngày ngày được thấy học trò của mình ngồi học, nô đùa trong sân trường khang trang, sạch sẽ...” - cô Hoa tâm sự.

Vì lòng thương yêu học trò vô bờ nên cô Ngô Thị Hoa luôn được học sinh, phụ huynh quý mến. Trở thành tấm gương cho các giáo viên trong trường noi theo. “Cô Hoa thường nhắc nhở, họ đã có lòng từ xa đến đây, mình chỉ góp công sức giúp học trò thì có gì mà ngại. Vì vậy, mỗi có món quà gì của mạnh thường quân, các giáo viên không ngại đoạn đường vất vả đưa đón” - cô giáo Dương Thị Quỳnh Diễm thật thà.

Tan buổi học, dưới cái nắng như thiêu đốt ở huyện miền núi Tây Trà, trên con đường lởm chởm sỏi đá, nhưng em Hồ Văn Ka - học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Trà Nham cứ ôm khư khư đôi dép ở trước ngực, mặt hớn hở bước đi bằng đôi dép cụt “mõm”. Hỏi, có dép mới sao em không mặc? Em nhỏ nhẹ: “Quà của cô giáo Hoa xin cho, em để dành”.

Câu trả lời của em làm chúng tôi liên tưởng đến những vụ việc “xấu xí” trong ngành giáo dục trong thời gian vừa qua. Chợt nghĩ, nếu thầy cô giáo nào cũng yêu thương học trò như cô Ngô Thị Hoa thì làm sao có những học sinh “cá biệt”…

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi “Viết về người lao động - viết cho người lao động” 

Báo Lao Động mời bạn đọc tham gia cuộc thi “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Đối với các ấn phẩm trên báo in Báo Lao Động

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan, kịp thời. Mỗi tác phẩm không quá 1.700 chữ và ít nhất 1 ảnh, khuyến khích tác phẩm gửi kèm nhiều ảnh.

- Tác phẩm dự thi ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email hay đường bưu điện phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”.

- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự thi.

Đối với tác phẩm video:

- Tác phẩm dự thi có thời lượng không quá 5 phút.

- Ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hòm thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về: Ban TKTS, Báo Lao Động, số 6 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

(Bì thư ghi rõ: Tham gia Cuộc thi

Thư điện tử theo địa chỉ: thivietvelaodong@laodong.com.vn

Kính mời bạn đọc cả nước tham gia.

BBT BÁO LAO ĐỘNG

TRẦN HÓA
TIN LIÊN QUAN

Biến cố ngành y: Thiếu thuốc, vật tư y tế

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai, việc thiếu thuốc, vật tư y tế là cuộc khủng hoảng không đáng có trong thời bình. Dù đã có những cảnh bảo từ tháng 6.2022 nhưng ngành y không có ngay các giải pháp tháo gỡ. Gần 9 tháng sau, Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành mới bắt đầu tạo ra những hi vọng gỡ các nút thắt. Tuy nhiên, để gỡ dứt điểm, Bộ Y tế cần phải có những thông tư, hướng dẫn chi tiết dành cho các bệnh viện.

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Ông Nguyễn Đình Cương – Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị đã bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố, bắt tạm giam.

Bóc ngắn cắn dài và bài học đau xót từ SVB

HƯƠNG NGUYỄN |

“Điểm chết” dẫn tới sự sụp đổ gây sốc của SVB là ngân hàng này quá mạo hiểm khi huy động ngắn hạn và cho vay trung - dài hạn. SVB có thể không liên quan trực tiếp đến ngân hàng Việt Nam nhưng những bài học về quản trị rủi ro trong ngân hàng là điều đáng lưu ý.

Ngân hàng Silicon Valley phá sản không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam

Đức Mạnh |

Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ - trở thành nhà băng đầu tiên phá sản sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009. Việc SVB sụp đổ đã khiến các thị trường tài chính rối loạn và dấy lên câu hỏi liệu sự kiện này có làm suy yếu hệ thống ngân hàng và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới? Quan trọng hơn cả là Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào?

Thêm một ngân hàng tại Mỹ phá sản, toàn bộ tiền gửi được bảo vệ

Đức Mạnh |

Sau sự kiện tại ngân hàng Silicon Valley chỉ vài ngày, Ngân hàng Signature có trụ sở tại New York đã tiếp tục tuyên bố phá sản.

Hà Giang: Bắt giam cán bộ trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ

Phùng Minh |

Bị can Vũ Đức Thắng (SN 1975) bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng

Khương Duy (T/H) |

Giới chuyên gia nhận định kim loại quý sẽ nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ. Có tới 76% nhà phân tích Phố Wall đưa ra góc nhìn tích cực khảo sát giá vàng tuần này của Kitco News.

Chứng khoán: VN-Index giữ đà tăng ngắn hạn hướng đến vùng 1.100 điểm

Gia Miêu |

Cơ hội mở rộng đà hồi phục của thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục hiện hữu với nhiều thông tin hỗ trợ, song áp lực điều chỉnh sẽ sớm quay trở lại quanh ngưỡng kháng cự mạnh 1.070 điểm.