Công trình xây dựng sai phép ngang nhiên tồn tại giữa Thủ đô

VƯƠNG TRẦN |

Báo Lao Động nhận được đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Hiếu cùng các hộ dân tại ngôi nhà số 47 Hàng Lược, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm về việc vi phạm trật tự xây dựng của số nhà 31 Hàng Khoai. Đáng nói, công trình vi phạm này đã diễn ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa bị xử lý. Thậm chí, đến khi có quyết định của chính quyền yêu cầu khắc phục hiệu quả nhưng chủ xây dựng công trình vẫn chưa có bất kỳ động thái thực hiện nào.

Bức xúc vì công trình xây dựng sai phép

Theo phản ánh, nhà 31 Hàng Khoai được cấp phép xây dựng là hai lớp nhà. Lớp phía ngoài có quy mô 3 tầng, mỗi tầng 29,1m2; lớp phía trong 4 tầng, mỗi tầng 35,4 m2. Nhưng thực tế đã xây dựng 4 tầng liền khối quá với diện tích được cấp phép xây dựng.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hiếu - Đồng chủ nhà số 47 Hàng Lược - bức xúc: “Việc xây dựng nhà mới không đúng với diện tích được UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép, xây dựng phá vỡ quy hoạch đô thị tại sao để lâu như vậy mà chưa được xử lý. Liệu có sự tiếp tay, bao che của chính quyền?”.

Cũng theo ông Hiếu, phía sau của ngôi nhà 31 Hàng Khoai và 47 Hàng Lược có tiếp giáp nhau, do vậy việc xây dựng của số nhà 31 Hàng Khoai không những sai phép mà còn lấn chiếm diện tích của nhà số 47 Hàng Lược, như đổ dầm sàn từ tầng 2 đến tầng 4 đua sang đất nhà 47 Hàng Lược và dựng tường tôn, mái tôn chiếm giữ, gây thiệt hại, nguy hiểm cho các gia đình.

Đáng chú ý, điều gây bức xúc cho các hộ dân đó là từ năm 2014, các hộ dân đã có rất nhiều kiến nghị về việc xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng của số nhà 31 Hàng Khoai nhưng vẫn chưa được giải quyết cụ thể.

Có quyết định phá dỡ công trình vi phạm nhưng chưa thi hành

Tại buổi tiếp công dân ngày 21.3.2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có thông báo yêu cầu Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chỉ đạo UBND phường Hàng Mã chủ trì cùng Thanh tra xây dựng quận kiểm tra, lập hồ sơ xây dựng sai phép tại số nhà 31, phố Hàng Khoai.

Ngày 9.6, UBND quận Hoàn Kiếm đã có Quyết định số 2400/QĐ-KPHQ về việc áp dụng khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Quyết định do Phó Chủ tịch Phạm Tuấn Long ký ban hành. Theo đó, phải thực hiện khắc phục hậu quả do có hành vi vi phạm hành chính: Xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng số 147/GPXD ngày 17.8.2012 do UBND quận Hoàn Kiếm cấp.

Biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện gồm: Buộc phá dỡ phần công trình xây dựng sai giấy phép xây dựng số 147/GPXD ngày 17.8.2012 do UBND quận Hoàn Kiếm cấp gồm: Phá dỡ một phần nhà (sàn, trần, tường) tạo mật độ xây dựng và dỡ một phần ban công (loza) tầng 2, tầng 3 có kích thước 4,85mx1,2m trở về ban công kích thước 2,8mx0,8m theo đúng Giấy phép xây dựng số 147/GPXD. Phá dỡ một phần diện tích nhà tầng 4, kích thước: Rộng 4,85mx2,4m = 11,64m2 để trả khoảng lùi 10,2m so với mặt nhà theo đúng giấy phép đã được cấp.

Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Lê Quang Huấn - Phó Chủ tịch phường Hàng Mã - cho hay phường đã tống đạt cho chủ công trình xây dựng quyết định khắc phục hậu quả của UBND quận, văn bản cũng đã được niêm yết tại phường. Về việc tố cáo xây dựng lấn chiếm chỉ giới của số nhà 47 Hàng Lược, ông Huấn cũng cho hay các mốc giới rất khó xác định. Phía nhà 31 Hàng Khoai cũng đưa ra phản hồi không lấn chiếm, xây dựng theo sổ đỏ. Hiện tại cũng chưa có kết luận nhà 31 Hàng Khoai có lấn chiếm đất hay không? Việc này, phường cũng đã tổ chức hòa giải nhiều lần giữa các hộ dân nhưng chưa thành.

Trả lời về việc có hay không việc chính quyền tiếp tay cho vi phạm, ông Nghiêm Xuân Giao - Chủ tịch UBND phường Hàng Mã cho rằng không có chuyện phường tiếp tay cho sai phạm. Ông Giao khẳng định sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tức ngày 24.7, ngôi nhà xây dựng sai phép có địa chỉ tại số 31 Hàng Khoai vẫn chưa có bất kỳ một động thái phá dỡ nào và người dân nơi đây vẫn mòn mỏi mong chờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Đại diện BQL hồ Hoàn Kiếm: Không có chuyện quát nạt cậu bé chơi đàn violon

Vương Trần |

Liên quan đến thông tin công an trực khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm “quát tháo” cậu bé chơi đàn violon đang gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua, đại diện BQL hồ Hoàn Kiếm khẳng định không hề có chuyện quát nạt cậu bé chơi đàn violon.

Hà Tĩnh: Quốc lộ đẹp nhất Việt Nam “bỗng dưng” thành ao

MINH LÝ - QUANG ĐẠI |

Sau những trận mưa lớn, mặt đường QL 8A (đoạn qua Cây Tắt, xã Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh) xuất hiện hàng trăm vũng nước chi chít.

Lòng đường thành nơi... đỗ xe ôtô

H.N |

Trong thời gian qua, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo xử lý nghiêm những sai phạm liên quan đến vi phạm trật tự đô thị. Đặc biệt là các công trình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV trên phố Mạc Thái Tổ (khu đô thị Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy) lòng đường lại đang bị “chiếm dụng” thành nơi để xe ôtô, thậm chí rất nhiều ôtô ngang nhiên đỗ thành hai hàng dài cùng chiều dưới lòng đường. 

Hà Nội: Vỉa hè phố Nguyễn Quý Đức là nơi kinh doanh

LÊ HOA - TRẦN VƯƠNG |

Từng nhiều lần ra quân lập lại trật tự đô thị, Hà Nội cũng luôn đối diện thực trạng tổ công tác đi qua đến đâu, vỉa hè bị tái lấn chiếm đến đó. Mặc dù Báo Lao Động đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn quận Thanh Xuân, tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên ngày 24.7, nhiều hộ kinh doanh trên phố Nguyễn Quý Đức (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) vẫn lấn chiếm vỉa hè, tận dụng không gian này làm nơi để xe và bày bán hàng hóa kinh doanh công khai.

Hà Nội: Khốn khổ vì mất nước, dân dùng nước rửa rau để giặt quần áo

Vương Trần |

Điệp khúc “mất nước”, “hết nước” có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với các người dân ở khu đô thị mới Đại Kim – Định Công. Tình trạng mất nước kéo dài khiến cho cho mọi sinh hoạt trong gia đình của các hộ dân cư nơi đây đang bị xáo trộn.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Đại diện BQL hồ Hoàn Kiếm: Không có chuyện quát nạt cậu bé chơi đàn violon

Vương Trần |

Liên quan đến thông tin công an trực khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm “quát tháo” cậu bé chơi đàn violon đang gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua, đại diện BQL hồ Hoàn Kiếm khẳng định không hề có chuyện quát nạt cậu bé chơi đàn violon.

Hà Tĩnh: Quốc lộ đẹp nhất Việt Nam “bỗng dưng” thành ao

MINH LÝ - QUANG ĐẠI |

Sau những trận mưa lớn, mặt đường QL 8A (đoạn qua Cây Tắt, xã Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh) xuất hiện hàng trăm vũng nước chi chít.

Lòng đường thành nơi... đỗ xe ôtô

H.N |

Trong thời gian qua, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo xử lý nghiêm những sai phạm liên quan đến vi phạm trật tự đô thị. Đặc biệt là các công trình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV trên phố Mạc Thái Tổ (khu đô thị Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy) lòng đường lại đang bị “chiếm dụng” thành nơi để xe ôtô, thậm chí rất nhiều ôtô ngang nhiên đỗ thành hai hàng dài cùng chiều dưới lòng đường. 

Hà Nội: Vỉa hè phố Nguyễn Quý Đức là nơi kinh doanh

LÊ HOA - TRẦN VƯƠNG |

Từng nhiều lần ra quân lập lại trật tự đô thị, Hà Nội cũng luôn đối diện thực trạng tổ công tác đi qua đến đâu, vỉa hè bị tái lấn chiếm đến đó. Mặc dù Báo Lao Động đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn quận Thanh Xuân, tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên ngày 24.7, nhiều hộ kinh doanh trên phố Nguyễn Quý Đức (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) vẫn lấn chiếm vỉa hè, tận dụng không gian này làm nơi để xe và bày bán hàng hóa kinh doanh công khai.

Hà Nội: Khốn khổ vì mất nước, dân dùng nước rửa rau để giặt quần áo

Vương Trần |

Điệp khúc “mất nước”, “hết nước” có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với các người dân ở khu đô thị mới Đại Kim – Định Công. Tình trạng mất nước kéo dài khiến cho cho mọi sinh hoạt trong gia đình của các hộ dân cư nơi đây đang bị xáo trộn.